Nếu có dịp đặt chân đến hòn đảo nhiệt đới nhỏ bé của Philippines mang tên Alabat, bạn sẽ được chứng kiến một hiện tượng hết sức lạ lùng - đi đến đâu cũng nhìn thấy cặp song sinh! Cặp song sinh nhiều tuổi cũng có, ít tuổi cũng có và thậm chí là mới chào đời cũng có. Điều kỳ quặc gì đã xảy ra ở mảnh đất này vậy?

Đây là bức ảnh chụp cư dân của hòn đảo nhỏ trông quá đỗi bình thường nhưng chứa đựng một chi tiết kỳ quái các nhà khoa học cũng lắc đầu - Ảnh 1.

Bạn có nhận ra điểm đặc biệt trong bức ảnh này?

Theo con số thống kê đến năm 2018, hòn đảo này có diện tích 192km2 và dân số gần 42.000 người. Số dân trên diện tích đất như vậy được xem là thưa thớt, vậy nhưng ở đây có tới 100 cặp song sinh, già trẻ, lớn bé, nam nữ, sinh đôi cùng trứng hay khác trứng đều đủ cả.

Theo The Sun, trong số các cặp song sinh có 78 cặp song sinh không cùng trứng và 22 cặp cùng trứng (bao gồm cả một cặp sinh đôi dính liền). Cặp sinh đôi nhỏ nhất trên đảo là Gian và John, và cặp già nhất còn sống là bà Eudosia và Antonia Meras, 86 tuổi. Chỉ tính riêng năm 2015, trên đảo này có tới 12 cặp song sinh chào đời.

Đây là bức ảnh chụp cư dân của hòn đảo nhỏ trông quá đỗi bình thường nhưng chứa đựng một chi tiết kỳ quái các nhà khoa học cũng lắc đầu - Ảnh 2.

Đặt chân đến đảo Alabat bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những cặp anh chị em giống hệt nhau như chị em Dalisay và Dalna này.

Theo lời kể của cư dân trên hòn đảo Alabat, từ nhiều thế hệ trước, họ đã có nhiều cặp song sinh và số lượng cứ ngày càng tăng. Rất nhiều cặp mặc quần áo giống hệt nhau từ lúc bé đến lúc trưởng thành khiến bố mẹ, vợ chồng của họ cũng khó phân biệt.

Cụ bà tên Antonia, kết hôn khi mới 19 tuổi, kể lại kỷ niệm khi chồng không thể phân biệt được vợ và chị gái của vợ: "Đã có vài sự cố đáng xấu hổ xảy ra, khi chồng tôi vài lần thể hiện tình cảm với tôi nhưng lại nhầm sang chị tôi. Sau đó, tôi đã chỉ cho ông ấy nốt ruồi trên mũi mình, trong khi chị Eudosia thì không có. Từ đó về sau, ông ấy mới không nhầm nữa".

Đây là bức ảnh chụp cư dân của hòn đảo nhỏ trông quá đỗi bình thường nhưng chứa đựng một chi tiết kỳ quái các nhà khoa học cũng lắc đầu - Ảnh 3.

Hai chị em cụ bà Eudosia và Antonia Meras là 1 trong 100 cặp sinh đôi trên đảo Alabat.

Tuy nhiên, không phải tất cả các cặp song sinh đều giống hệt nhau ở mọi điểm. Ví dụ như cặp sinh đôi Ronalyn và Romalyn, 38 tuổi, có kích thước cơ thể và chiều cao khác nhau, còn anh Rolando Consulta, 45 tuổi, lại khác anh trai sinh đôi của mình ở đặc điểm tính cách.

Vợ của Rolando Consulta kể: "Chồng tôi có một người em sinh đôi và họ trông gần như giống hệt nhau. Nhưng anh ấy và em trai có mặc quần áo giống nhau thì tôi vẫn có thể dễ dàng phân biệt được vì chồng tôi nói nhiều và nóng nảy trong khi em trai anh ấy thì khá là trầm tính và dễ chịu".

Đây là bức ảnh chụp cư dân của hòn đảo nhỏ trông quá đỗi bình thường nhưng chứa đựng một chi tiết kỳ quái các nhà khoa học cũng lắc đầu - Ảnh 4.

Bryan và Brent Manlugan là 2 anh em sinh đôi.

Đây là bức ảnh chụp cư dân của hòn đảo nhỏ trông quá đỗi bình thường nhưng chứa đựng một chi tiết kỳ quái các nhà khoa học cũng lắc đầu - Ảnh 5.

Cặp song sinh Jane Nicole (ngậm ti giả) và Jennie Nicole (mặc áo thun in hình Hello Kitty) luôn được mẹ Nesa Lim mặc cho những bộ quần áo khác nhau để tránh chúng ganh ghét, đố kỵ nhau.

Đây là bức ảnh chụp cư dân của hòn đảo nhỏ trông quá đỗi bình thường nhưng chứa đựng một chi tiết kỳ quái các nhà khoa học cũng lắc đầu - Ảnh 6.

Cặp song sinh nhỏ tuổi nhất trên đảo Alabat Gian Gaylord và John Gaylord đang nằm chung võng.

Đây là bức ảnh chụp cư dân của hòn đảo nhỏ trông quá đỗi bình thường nhưng chứa đựng một chi tiết kỳ quái các nhà khoa học cũng lắc đầu - Ảnh 7.

Hiện tượng có quá nhiều cặp sinh đôi giống hệt nhau trong một khu vực nhỏ như vậy đã khiến các bác sĩ cũng phải bối rối. Mẹ của cặp song sinh Jane Nicole (trái) và Jennie Nicole (phải) luôn cố gắng mặc cho 2 con những bộ quần áo khác nhau để tránh chúng ghen tị với nhau.

Đây là bức ảnh chụp cư dân của hòn đảo nhỏ trông quá đỗi bình thường nhưng chứa đựng một chi tiết kỳ quái các nhà khoa học cũng lắc đầu - Ảnh 8.

Mẹ của Hanna và Hazel phải phân biệt cặp song sinh của mình bằng các đặc điểm đặc biệt về ngoại hình. Hanna có má gầy hơn trong khi Hazel có má phúng phính và lúm đồng tiền.

Tất nhiên, hiện tượng lạ như vậy không thể không gây chú ý đối với các nhà khoa học và bác sĩ. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, họ vẫn chưa thể lý giải vì sao lại có nhiều cặp song sinh được sinh ra trên hòn đảo nhỏ này đến thế. 

Sau một vài nghiên cứu, các nhà khoa học đã loại trừ nguyên nhân về di truyền và cho rằng yếu tố về môi trường mới có tác động chính. Nhiều người cho rằng cần phải kiểm tra và nghiên cứu về nguồn nước trên đảo.

Đây là bức ảnh chụp cư dân của hòn đảo nhỏ trông quá đỗi bình thường nhưng chứa đựng một chi tiết kỳ quái các nhà khoa học cũng lắc đầu - Ảnh 9.

Đây là bức ảnh chụp cư dân của hòn đảo nhỏ trông quá đỗi bình thường nhưng chứa đựng một chi tiết kỳ quái các nhà khoa học cũng lắc đầu - Ảnh 10.

Ngoài các cặp song sinh giống hệt và không giống hệt, trên đảo còn có hai cô bé dính liền Joy và Joyce Magsino. Hai bé chào đời với một phần xương sọ gắn vào nhau ở phía trước. 

Tháng 11/2017, hai bé được tiến hành chụp CT (cắt lớp vi tính) và MRI (cộng hưởng từ). Kết quả phòng thí nghiệm đã được gửi đến một bệnh viện tình nguyện trợ giúp ở New York. Sau khi nghiên cứu thật kỹ, các bác sĩ đã quyết định không phẫu thuật tách cặp song sinh do rủi ro rất cao. Thế nhưng, gia đình của cặp song sinh vẫn không từ bỏ hy vọng một ngày nào đó sẽ được tách rời.

"Chúng tôi sẽ không mất hy vọng. Hiện tại, tình trạng chúng khá bất tiện nhưng gia đình chúng tôi vẫn gửi các cháu tới trường để chúng biết đọc, biết viết", bà của hai cô bé chia sẻ.

(Nguồn: The Sun)