- 1. Tổ yến, hũ thủy tinh, nhíp chuyên dụng, nước tinh khiết
Yến sào không chỉ là sản vật thượng hạng được ưa chuộng với dân Việt, mà người Trung Quốc cũng xếp yến sào vào hàng cao lương mỹ vị.
Yến chất lượng cao giá có thể lên tới 6-10 triệu đồng / 100g. Đắt đỏ và quý giá như thế nên người ta coi tổ yến như "vàng trắng". Theo nhiều nghiên cứu, tổ yến có chứa hàm lượng đạm cao nhưng lượng mỡ lại cực thấp. Ngoài ra, tổ yến chứa nhiều các loại axit amin cần thiết để đảm bảo sức khỏe của cơ thể.
Tổ yến có chứa tới khoảng 15 nguyên tố đa vi lượng cần thiết cho sự tạo máu mới. Đâu chỉ vậy, chúng còn chiếm đến 8% axit sialic, rất cần cho sự kích thích phân bào, không ngừng sản sinh tế bào mới cho cơ thể.
Yến sào chứa đường galactose không béo. Đặc biệt, trong tổ yến có chứa threonine hỗ trợ hình thành collagen và elastin - hai chất tham gia tái tạo cấu trúc da. Kết hợp với glycine giúp ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, làm sáng da, giảm vết nám và giúp da căng đầy hồng hào.
Tổ yến được dùng như một dạng thức ăn bổ dưỡng. Chúng được dùng nhiều khi cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, khí huyết kém. Cơ thể nóng nảy, bất an do hút thuốc, uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh hồi hộp, gầy ốm cũng có thể dùng tổ yến để bồi bổ.
Đã từ rất lâu, yến sào được biết đến là cao lương mỹ vị chỉ dành cho vua chúa, những người giàu sang, thượng lưu thưởng thức. Tương truyền rằng, vua Minh Mạng (Việt Nam) và Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc) đã mê thứ thuốc "cải lão hoàn đồng" tổ yến đến mức dùng hàng ngày thay cơm.
Vậy người Trung Quốc có cách chưng yến như nào để thơm ngon và giữ trọn được các thành phần dinh dưỡng?
Cách làm yến chưng của người Trung Quốc
Sơ chế
Trước hết, tổ yến được ngâm nở với nước tinh khiết, nước lọc.
Khoảng 2 đến 3 tiếng sau, yến ngậm no nước nở bung.
Tiếp đến, cắt phần chân yến và xơ yến bỏ riêng.
Xé tổ yến ra và làm sạch với nước.
Với công thức này, người Trung thường lọc khoảng 5 lần nước mới đạt.
Sau đó, dùng cây nhíp chuyên dụng để gắp lông yến ra.
Để nghỉ trong một khoảng thời gian, có thể là 1 đến 2 tiếng.
Hấp yến và bảo quản
Vớt yến ra để ráo, cho vào các lọ nhỏ.
Thêm nước tinh khiết vào các lọ.
Đậy nắp và mang đi hấp trong khoảng 30 phút.
Thành phẩm là yến dẻo, trắng trong và sánh.
Các hũ yến đã hấp có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 15-16 ngày. Với những lọ yến nhặt sạch sẽ như vậy, có thể bảo quản trong ngăn trữ đông. Khi mang ra dùng, chỉ việc ngâm trong nước ấm khoảng 20 phút và chưng như bình thường.
Thưởng thức
Khi thưởng thức, người Trung dùng yến đã chưng ăn kèm với các topping ưa thích như thêm mứt, táo đỏ, chè khúc bạch,...
Cách chưng yến và sử dụng của người Trung Quốc có đôi chút khác biệt với cách người Việt thường làm. Tuy nhiên, cách nào cũng cốt là giữ được dinh dưỡng và làm bật lên hương vị của tổ yến.
Bạn có thể thử cách chưng yến của người Trung Quốc để chưng yến cho bản thân và gia đình thưởng thức. Đặc biệt với những người bệnh F0, sau Covid cần bồi bổ sức khỏe. Có thể thường xuyên dùng yến chưng để nhanh chóng hồi phục sinh lực.
Chúc bạn thành công với cách làm yến chưng này nhé!
Tác dụng của yến chưng có gì đặc biệt?
Yến chưng là phương pháp được đánh giá cao bởi người mến mộ tổ yến và các chuyên gia dinh dưỡng. Bởi chúng không chỉ đảm bảo được hương vị thơm ngon mà còn giúp giữ trọn vẹn các thành phần dinh dưỡng.
Tổ yến chứa rất nhiều dưỡng chất cho sức khỏe con người. Không chỉ chứa tới hơn 30 loại vitamin, tổ yến còn có hàm lượng protein và axit amin rất cao. Những tác dụng tiêu biểu nhất khi dùng yến chưng như:
- Tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng
- Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của gan
- Bổ máu và khí huyết, giảm ho, dịu họng
- Cải thiện hệ tiêu hóa
- An thần, ngủ ngon, bổ trợ cho hệ thần kinh
- Tăng cường sức khỏe của xương
- Giảm nguy cơ béo phì
- Nuôi dưỡng da, chống lão hóa
- Tăng cường sinh lý cho nam nữ (tốt cho tinh trùng và trứng)
- Khôi phục sinh lực cho người mệt mỏi, suy nhược, người mới phẫu thuật, mới ốm dậy.
Bổ dưỡng là vậy, tuy nhiên khi sử dụng người dùng cũng cần tìm hiểu thời điểm dùng yến và những nhóm người không nên sử dụng yến. Đồng thời, bổ sung yến nên điều độ, ăn nhiều quá cũng không tốt. Thậm chí còn phản tác dụng.