Bạn thường ăn táo bằng cách nào? Ăn cả vỏ hay sẽ gọt sạch vỏ trước khi ăn? Nhiều người không thích ăn vỏ táo vì lo sợ thuốc trừ sâu cũng như sự hiện diện của sáp bảo quản thực phẩm bên ngoài vỏ táo. Vậy nên, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vấn đề tuy nhỏ thôi nhưng lại rất nhiều người không nắm rõ: nên ăn táo gọt vỏ hay cả vỏ mới tốt?
Theo Health, táo chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, kali, chất xơ carbohydrate và các hợp chất thực vật khác như quercetin, catechin và chlorogenic axit. Một quả táo cỡ trung bình lại chỉ có 95 calo. Táo cũng có hàm lượng polyphenol cao, có tác dụng chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa này được tìm thấy cả trong vỏ và cùi táo.
Nhiều người không thích ăn vỏ táo vì lo sợ thuốc trừ sâu cũng như sự hiện diện của sáp bảo quản thực phẩm bên ngoài vỏ táo.
Ăn táo nên ăn cả vỏ mới tốt
Rất nhiều người thích ăn táo bằng cách gọt vỏ nhưng điều này sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng trong vỏ táo. Một chiếc vỏ táo vừa có khoảng 4,4 g chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan, khoảng 77% trong số đó là chất xơ không hòa tan. Chất xơ này ngăn ngừa táo bón bằng cách liên kết với nước và đẩy chất thải tiêu hóa qua ruột già. Mặt khác, chất xơ hòa tan giúp bạn cảm thấy no, làm chậm sự hấp thu chất dinh dưỡng. Nó cũng hỗ trợ thêm trong việc giảm cholesterol.
Vỏ táo chứa 8,4 mg Vitamin C và 98 IU Vitamin A. Một khi vứt đi vỏ táo, nó sẽ giảm xuống còn 6,4 mg Vitamin C và 61 IU Vitamin A. Bạn có biết gần một nửa hàm lượng vitamin C của quả táo chứa trong vỏ? Do đó, ăn táo cả vỏ mới là ý tưởng tuyệt vời.
Một nghiên cứu từ Đại học Cornell năm 2007 cho thấy rằng các hợp chất được gọi là triterpenoids được tìm thấy trong vỏ táo. Các hợp chất này có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư và đặc biệt nhắm vào các tế bào ung thư ruột kết, ung thư vú và ung thư gan. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, táo là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa. Những chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.
Vỏ táo chứa 8,4 mg Vitamin C và 98 IU Vitamin A.
Ăn táo cả vỏ giúp hoạt động hít thở diễn ra thuận lợi hơn. Quercetin, một flavonoid, chủ yếu được tìm thấy trong vỏ chứ không phải là thịt của quả táo. Nghiên cứu đăng tải trên Health cho thấy, những người ăn 5 quả táo trở lên mỗi tuần sẽ giúp phổi hoạt động tốt hơn do sự hiện diện của quercetin. Điều này làm giảm nguy cơ bị hen suyễn. Theo một nghiên cứu năm 2004, quercetin chống lại tổn thương mô trong não liên quan đến bệnh Alzheimer và các vấn đề thoái hóa khác.
Ăn táo cả vỏ giúp hành trình giảm cân của bạn diễn ra thuận lợi hơn. Vỏ táo chứa axit ursolic, một hợp chất thiết yếu có thể chống lại bệnh béo phì. Axit Ursolic làm tăng chất béo cơ bắp, do đó đốt cháy calo, làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Theo Đại học Illinois, vỏ táo còn chứa các khoáng chất quan trọng như kali, canxi, folate, sắt và phốt pho. Những khoáng chất này có các chức năng khác nhau trong cơ thể của bạn, từ việc duy trì xương chắc khỏe để điều tiết sự phát triển tế bào và tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Ăn táo cả vỏ giúp hành trình giảm cân của bạn diễn ra thuận lợi hơn.
Làm thế nào để ăn táo cả vỏ thật sự an toàn?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), ở những nước tiên tiến, người ta sử dụng lớp sáp bao bọc bên ngoài quả táo để bảo quản thực phẩm tươi ngon và giữ lâu hơn bằng những nguyên liệu an toàn. "Đây là điều hết sức bình thường, cần được khuyến khích ứng dụng trong thực tế cuộc sống vì không ai muốn mình bỏ tiền ra rồi mua phải táo thối, táo hỏng cả", chuyên gia nhấn mạnh mọi người không cần quá lo lắng.
"Táo được nhập khẩu từ những nước tiên tiến thường được sử dụng lớp màng có tên là chitosan. Đây là lớp màng rất tốt, rất tiên tiến. Khi cho vào nước, màng sẽ tự tan ra, nhìn giống như sáp ong. Nếu để nhận biết táo có phủ sáp hay không bằng nước nóng thì có thể nói đây không phải là kinh nghiệm dân gian. Táo tươi hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản gì mới là loại táo đáng lo ngại. Còn việc bảo quản thực phẩm để tươi lâu hơn bằng chất bảo quản, bao bọc bằng lớp sáp đối với táo là chuyện hết sức bình thường, nhưng lưu ý là phải rõ nguồn gốc", vị phó giáo sư này cho hay.
Làm thế nào để ăn táo cả vỏ mà tránh được nhiễm độc cũng như nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm?
Làm thế nào để ăn táo cả vỏ mà tránh được nhiễm độc cũng như nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm? Theo ông Thịnh, đây là vấn đề của cơ quan chức năng nhà nước, đòi hỏi quá trình kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm thật chặt chẽ, sát sao. Như ở nước Mỹ, phía cục kiểm nghiệm vẫn thường xuyên chiếu xạ vào những mặt hàng hoa quả nhập ngoại để xem có chất độc hại, gây bệnh cho người dân hay không. Nhưng dù thế nào thì người dân cũng không được quên: Bất cứ vào thời điểm nào, ở đâu, khi đã có sự giao lưu thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống thì đều phải có quá trình bảo quản.
"Cách tốt nhất để phát hiện táo nhiễm thuốc trừ sâu hay không đòi hỏi phía cơ quan nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn trong việc nhập ngoại trái cây, thực phẩm nói chung để người dân luôn cảm thấy an toàn. Nếu không tổ chức quản lý cho tốt thì người dân sẽ luôn vào trạng thái hoang mang, mơ hồ, e ngại thực phẩm này thực phẩm kia, trong khi bệnh thì vẫn rước vào người", PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.
Rửa táo đúng cách trước khi cắt sẽ loại bỏ thuốc trừ sâu và cũng như lớp phủ sáp trên vỏ táo.
Theo chuyên gia, rửa táo đúng cách trước khi cắt sẽ loại bỏ thuốc trừ sâu và cũng như lớp phủ sáp trên vỏ táo. Bạn có thể sử dụng baking soda hoặc dấm trắng kết hợp tinh dầu bưởi để loại bỏ thuốc trừ sâu, chất bảo quản… tốt nhất. Nếu không thích ăn táo cả vỏ mà vẫn muốn hấp thu đủ chất dinh dưỡng, hãy thử nướng lên vì chúng sẽ mềm và ngon miệng hơn.