Tư thế nằm của thai nhi ở thời điểm cuối thai kì có ảnh hưởng và quyết định rất nhiều tới khả năng sinh thường hay sinh mổ của mẹ bầu. Đến thời điểm này thai đã lớn và khó có thể xoay trở mình được nữa. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định vị trí của thai nhi. Mẹ biết được vị trí của em bé sẽ giúp kiểm soát cơn đau và đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.

Các vị trí của thai nhi ngôi chỏm khi chuyển dạ - Kiểu ngôi thai phổ biến nhất trong số các ca sinh - Ảnh 1.

Ngôi chỏm là ngôi thường gặp nhất, chiếm tới 96-98% tổng số các ngôi thai (Ảnh minh họa)

Trong số các ngôi thai khi sinh thì ngôi chỏm chiếm đa số khoảng 96-98% trong tổng số các ca sinh. Ngôi chỏm là ngôi mà thai nhi nằm xuôi, trục của thai nhi song song với trục tử cung. Ngôi chỏm có đặc điểm đầu thai nhi ở dưới, đầu cúi tốt. Mốc của ngôi là xương chẩm.

Ngôi chỏm có 6 kiểu thế lọt bao gồm:

- Chẩm chậu trái trước.
- Chẩm chậu trái ngang.
- Chẩm chậu trái sau.
- Chẩm chậu phải trước.
- Chẩm chậu phải ngang.
- Chẩm chậu phải sau.

1. Chẩm chậu trái/phải trước

Các vị trí của thai nhi ngôi chỏm khi chuyển dạ - Kiểu ngôi thai phổ biến nhất trong số các ca sinh - Ảnh 2.

Tư thế ngôi đầu trước là vị trí hầu hết thai nhi sẽ nằm khi bắt đầu chuyển dạ và cũng được coi là vị trí tốt nhất, thuận lợi nhất cho ca sinh nở. Khi ở vị trí này, đầu bé quay xuống dưới khung xương chậu, mặt úp vào bụng mẹ, em bé sẽ dễ dàng đi qua ống sinh để chào đời. Nhìn chung tư thế ngôi đầu trước không chỉ khiến mẹ ít gặp vấn đề hơn trong ca sinh mà còn hạn chế gây ra các cơn đau.

Nếu em bé nằm hơi nghiêng sang trái gọi là tư thế chẩm chậu trái trước (LOA) hoặc nghiêng sang phải thì được gọi là tư thế chẩm chậu phải trước (ROA). Vị trí chẩm chậu trái trước (LOA) là vị trí phổ biến nhất trong chuyển dạ. Ở vị trí này, đầu của em bé hơi lệch khỏi trung tâm trong xương chậu mặt sau hướng về phía đùi trái của mẹ. Vị trí chẩm chậu phải trước (ROA) cũng thương hay gặp trong chuyển dạ. Ở vị trí này, lưng của em bé hơi lệch khỏi trung tâm ở xương chậu mặt sau hướng về phía đùi phải của mẹ.

2. Chẩm chậu trái/phải ngang

Các vị trí của thai nhi ngôi chỏm khi chuyển dạ - Kiểu ngôi thai phổ biến nhất trong số các ca sinh - Ảnh 3.

Tư thế này, em bé vẫn nằm ở vị trí đầu quay xuống dưới nhưng mặt lại quay ra hai bên thành bụng thay vì quay vào trong. Khi mặt em bé nằm hướng về phía đùi trái của mẹ gọi là tư thế chẩm chậu trái ngang (LOT). Khi mặt em bé nằm hướng về phía đùi phải của mẹ gọi là tư thế chẩm chậu phải ngang (ROT). Thai nhi nằm ở những vị trí này sẽ làm kéo dài thời gian sinh nở, người mẹ sẽ bị đau lưng nhiều hơn. Mẹ có thể thử một số tư thế trợ sinh hữu hiệu để làm giảm cơn đau như:

- Lunge – nhào người về phía trước: Lunge là một cách rất tốt để làm nóng phần hông, tạo không gian để bé xoay trở và hạ thấp người.

- Pelvic tilts: Tư thế trợ sinh này sẽ giúp làm giảm đau lưng trong quá trình chuyển dạ

- Đứng và lắc người: mẹ có thể đứng và lắc lư người qua lại giúp thai nhi xoay về tư thế ngôi đầu trước, thuận tiện hơn cho ca sinh.

3. Chẩm chậu trái/phải sau

Các vị trí của thai nhi ngôi chỏm khi chuyển dạ - Kiểu ngôi thai phổ biến nhất trong số các ca sinh - Ảnh 4.

Ở vị trí sau chẩm, nếu em bé hướng về phía trước và hơi nghiêng sang trái, hướng nhìn về phía đùi phải của mẹ thì đó là ở vị trí chẩm chậu trái sau (LOP). Ở vị trí chẩm chậu phải sau (ROP), em bé hướng về phía trước và hơi nghiêng sang phải hướng nhìn về phía đùi trái của mẹ. Thai nhi ở tư thế này cũng dễ khiến người mẹ đau lưng và kéo dài thời gian chuyển dạ.

Để giúp làm giảm đau khi chuyển dạ và khuyến khích em bé di chuyển sang vị trí dễ sinh hơn, các mẹ có thể thử nhiều tư thế khác nhau. Ngoài ra, mẹ nên nhờ sự trợ giúp của người thân để mát xa, chườm lạnh, tắm vòi sen để giảm đau.

Trong giai đoạn cuối của thai kì, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để biết chính xác vị trí của thai nhi. Mẹ cũng có thể tự mình dự đoán ngôi thai bằng cách cảm nhận, mặt phẳng dài và lớn có thể là lưng bé, phần tròn đều, cứng có thể là đầu bé, còn nếu đó là đường cong mềm thì có thể là mông em bé.