Nắm ngoái, tôi đã nói không với những món đồ chơi trẻ em vì lợi ích của các con. Tôi gọi đó là "chủ nghĩa tối giản đồ chơi" (toy minimalism). Và hãy để tôi tiết lộ điều này với các bạn: các con tôi đã hưởng lợi rất nhiều từ việc đó. Tôi biết vậy bởi tôi đã dành thời gian lang thang quanh mấy chiếc bàn bày mô hình đồ chơi tàu hỏa tại hiệu sách Barnes & Noble.

Trong lúc các con chơi với đoàn tàu, tôi thu mình trên chiếc ghế màu xanh dành cho trẻ và nhâm nhi ly cà phê của mình. Tôi quan sát và lắng nghe.

Nếu bạn từng ghé Barnes & Nobles mấy năm gần đây, bạn sẽ biết nó mang hơi hướng của một cửa tiệm đồ chơi chẳng kém gì một hiệu sách. Đồ chơi được đặt một cách đầy chủ ý ở bên ngoài các kệ sách thiếu nhi. Trong lúc thích thú tận hưởng vị cà phê, tôi ngắm bọn trẻ đủ mọi hình dáng, chiều cao, cân nặng đến rồi đi. Có một thứ cứ lặp đi lặp lại. Tôi liên tục nghe thấy, đó là một yêu cầu mà gần như mọi đứa trẻ đều đưa ra. "Con có thể mua gì hôm nay ạ?".

Đây là lý do khiến bà mẹ này quyết định mua cho con thật ít đồ chơi - Ảnh 1.

Điều quan trọng là tôi cần trao cho các con môi trường tốt nhất để hoàn thành công việc của mình (Ảnh minh họa).

Có vẻ như một lời đề nghị vô hại. Thêm một đồ chơi nữa có sao?

Tại sao tôi lại nói "không" với đồ chơi?

Ở hiệu sách Barnes & Nobles, tôi chưa bao giờ mua thứ gì khác ngoài cà phê và vài cuốn sách. Đó là bởi năm ngoái, tôi đã loại bỏ phần lớn đồ chơi của con. Tôi làm thế vì chúng khiến tôi quá tải.

Tôi làm thế vì lo sợ một lúc nào đó, chân tôi sẽ giẫm phải những khối Lego làm đau điếng. Tôi lo sợ mình sẽ biến thành bà mẹ ngày nào cũng la hét con cái phải dọn đồ chơi cho gọn gàng. Tôi lo sợ các con sẽ nài nỉ, mè nheo tôi, đòi mua mọi món đồ chơi trong tầm mắt mỗi lần tới Barnes & Noble.

Nhưng trên hết, tôi bỏ hết các đồ chơi của con vì tôi biết bọn trẻ sẽ hưởng lợi nhiều đến thế nào từ việc đó. Tôi không có một chút nghi ngại nào hết về việc bọn trẻ sẽ bị "thiếu thốn", sẽ không thể vui vẻ khi không còn cả đống đồ chơi bên cạnh.

Bởi tôi biết rằng, trẻ con chơi mà học.

Nếu trẻ học thông qua chơi, vậy thì chơi đùa chính là công việc của tuổi thơ. Điều này có nghĩa là không gian vui chơi của trẻ cũng chính là môi trường học tập và làm việc thực tế của trẻ. Điều quan trọng là tôi cần trao cho các con môi trường tốt nhất để hoàn thành công việc của mình. Chủ nghĩa tối giản đồ chơi giúp tôi làm điều đó.

Đây là lý do khiến bà mẹ này quyết định mua cho con thật ít đồ chơi - Ảnh 2.

Bỏ bớt đồ chơi, các con có được những điều tuyệt vời hơn (Ảnh minh họa).

6 lợi ích của việc tối giản đồ chơi

Chúng tôi bắt đầu áp dụng chính sách "tối giản đồ chơi" trong nhà mình và chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc khi làm như vậy. Nhờ thế, các con tôi đã có được 6 điều tuyệt vời dưới đây:

1. Sự sáng tạo + đổi mới

Bé con của tôi trước đây sở hữu cả một bộ sưu tập trang phục siêu anh hùng. Người dơi, Người Nhện, Người Sắt, Siêu nhân.

Bé con của tôi bây giờ có một tấm ga trải giường. Bé quấn nó quanh cổ và giả vờ mình là tất cả những siêu anh hùng kia. Khi hoá thân xong, con lại biến tấm ga trải giường thành một pháo đài chăn và một tấm rèn để biểu diễn màn rối tay. Có ít đồ chơi đi trực tiếp làm tăng khả năng sáng tạo và đổi mới của con. Đây lại chính là những phẩm chất mà mọi cha mẹ đều muốn nuôi dưỡng ở con mình.

Đây là lý do khiến bà mẹ này quyết định mua cho con thật ít đồ chơi - Ảnh 3.

Có ít đồ chơi đi trực tiếp làm tăng khả năng sáng tạo và đổi mới của con (Ảnh minh họa).

2. Thực hành chia sẻ

Bạn có nghĩ rằng, con người tiến hóa là để chia sẻ với nhau? Chia sẻ là một hành vi xã hội được phát triển làm phương tiện gìn giữ hoà bình. Nó không đến một cách tự nhiên. Do đó, nó phải được thực hành. Khi bạn sống với ít đồ chơi hơn, con trẻ buộc phải tạo ra những giới hạn và đường biên nhằm tập luyện kỹ năng xã hội quan trọng này một cách thường xuyên hơn.

3. Chơi tự do

Khi trẻ có ít đồ chơi hơn, trẻ sẽ chơi tự do nhiều hơn. Khi bạn có ít đồ chơi hơn và chúng được lựa chọn một cách cẩn trọng, trẻ có thể dễ dàng tìm ra món đồ mà mình cần. Điều này có nghĩa là trẻ có thể tự lấy đồ chơi, rồi cất đi khi xong. Không còn những than thở kiểu như "Con chán lắm" hay "Ở đó có gì chơi không?". Các lựa chọn ở đó, luôn có sẵn, đã tạo nên một sân khấu cho trẻ hoà mình vào, thích thú với việc chơi đùa, suy nghĩ vượt ra khỏi khuôn khổ, sáng tạo ra cách mới để sử dụng những món đồ chơi hiện có.

4. Giảm stress

Sự lộn xộn, bừa bãi gây ra căng thẳng. Nếu tôi không thể quản lý được việc đồ chơi phải được dọn sạch và cất gọn gàng, sao tôi có thể trông đợi những đứa trẻ nhỏ hoàn tất công việc tương tự? Như vậy nghĩa là "dọn đồ chơi của con cho gọn vào" là một yêu cầu mà nhiều phụ huynh đã đưa ra nhưng với phần lớn gia đình, đó không phải là một cuộc chiến dễ dàng. Bởi vì tất cả đống đồ chơi đó có thể đi đâu cơ chứ? Ít đồ chơi đi đồng nghĩa với nhà cửa gọn gàng hơn và việc đó chắc chắn tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng.

Đây là lý do khiến bà mẹ này quyết định mua cho con thật ít đồ chơi - Ảnh 4.

. Đồ chơi nên là những thứ có giá trị lớn và có vị trí quan trọng trong ngôi nhà cũng như trong cuộc đời đứa trẻ (Ảnh minh họa).

5. Tiêu dùng tỉnh táo

Khi mua một cái áo len, tôi thường phải suy nghĩ rất nhiều. Mình có dùng nó nhiều không? Nó sẽ vừa với người mình được bao lâu? Chất lượng của nó tốt chứ? Trong thế giới của mua sắm qua mạng, bạn có thể mua bất cứ thứ gì chỉ với một cú nhấp chuột. Do đó, tôi muốn các con bắt đầu tự hỏi mình những câu hỏi như thế. Đồ chơi không nên là những món hàng được mua trong lúc bất chợt thấy hứng. Đồ chơi nên là những thứ có giá trị lớn và có vị trí quan trọng trong ngôi nhà cũng như trong cuộc đời đứa trẻ.

6. Mẹ sẽ vui vẻ

Khi tôi ngồi bên chiếc bàn có mô hình đoàn tàu đồ chơi, tôi có thể thấy tất cả những giá trị này đang hiển hiện nơi các con tôi. Ít đồ chơi hơn sẽ dẫn tới ít mè nheo đi, nhiều chia sẻ hơn, khả năng vui chơi tự do, tính sáng tạo và hình thành nền tảng cho một tinh thần tiêu dùng thông thái, tỉnh trí. Nếu coi tất cả những thứ này nghe như công thức của một bà mẹ vui vẻ, hạnh phúc hơn thì bạn đã đúng. Đúng là như vậy! Là cha mẹ, hạnh phúc cá nhân của chúng ta sẽ tác động tới con cái và sự yên ấm của cả gia đình. Hạnh phúc chung ấy bắt đầu từ chính chúng ta.

Tác giả bài viết là Denaye Barahona - người nổi tiếng với quan điểm đơn giản hóa cuộc sống gia đình, hiện đang sống cùng chồng con tại Texas, Mỹ. Denaye có bằng Tiến sĩ về lĩnh vực phát triển trẻ em và ó nhiều bài viết chia sẻ về lối sống tối giản, cách làm mẹ đơn giản...

Nguồn: Mother