Phần lớn mọi người đều cho rằng trẻ sơ sinh chưa thể nhận biết được thế giới xung quanh, nhưng qua nhiều nghiên cứu khoa học và thực tiễn đã chứng minh trẻ sơ sinh có những phản xạ ban đầu vô cùng rõ ràng mà chính các bậc cha mẹ cũng phải bất ngờ. Điển hình phải kể đến phản xạ bú mút của trẻ sau khi chào đời.

Đây là lý do ngay sau khi chào đời, bé đã biết trườn về phía vú mẹ và có phản xạ bú mút - Ảnh 1.

Ngay sau khi chào đời, bé đã có những phản xạ ban đầu điển hình là tìm vú mẹ và bú mút (Ảnh minh họa).

Trẻ sơ sinh luôn tìm kiếm núm vú mẹ để bú sữa. Khi có bất kỳ vật gì chạm vào khóe miệng của bé, bé sẽ quay đầu lại, mở miệng và làm động tác bú trong khi bàn tay thì bắt đầu có dấu hiệu vuốt ve. Còn mút là phản xạ tự nhiên thứ hai sau phản xạ bú. Khi môi của bé chạm vào vật gì, bé sẽ có xu hướng mút một cách tự nhiên. Phản xạ này giải thích tại sao bé có thể bú bình ngay sau khi mới sinh.

Nhưng còn một phản xạ khác mà ít ai nhắc tới đó là phản xạ trườn, bò để bé tìm đến vú mẹ. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy bé sau khi ra khỏi bụng mẹ, được đặt da tiếp da trên ngực mẹ, thì bé luôn có xu hướng rướn mình và cố tìm đến bầu vú mẹ. Có bé sẽ rướn người thành công và bấu miệng vào vú mẹ để bú sữa. Tất cả những hoạt động này diễn ra chỉ vài phút ngay sau khi bé chào đời.

Đây là lý do ngay sau khi chào đời, bé đã biết trườn về phía vú mẹ và có phản xạ bú mút - Ảnh 2.

Đây là lý do ngay sau khi chào đời, bé đã biết trườn về phía vú mẹ và có phản xạ bú mút - Ảnh 3.

Đây là lý do ngay sau khi chào đời, bé đã biết trườn về phía vú mẹ và có phản xạ bú mút - Ảnh 4.

Đây là lý do ngay sau khi chào đời, bé đã biết trườn về phía vú mẹ và có phản xạ bú mút - Ảnh 5.

Đây là lý do ngay sau khi chào đời, bé đã biết trườn về phía vú mẹ và có phản xạ bú mút - Ảnh 6.

Hàng triệu em bé được da tiếp da với mẹ ngay sau khi sinh và tạo cơ hội cho phản xạ tìm vú mẹ của bé (Ảnh minh họa).

Phản xạ trườn đi tìm vú mẹ cũng là một phản xạ ban đầu sơ khai của trẻ sơ sinh nhưng lại ít ai nhắc tới. Một nhóm các nhà khoa học người Ý đã quyết định tìm ra câu trả lời bằng cách thực hiện nghiên cứu trên 41 bà mẹ và trẻ sơ sinh bằng phương pháp sinh thường. Nghiên cứu được tiến hành tại Policlinico Abano Terme, Ý, từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 đến ngày 28 tháng 2 năm 2015. Họ đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của cả trẻ sơ sinh và người mẹ, bao gồm phương thức sinh nở, trọng lượng trẻ sơ sinh, nhiệt độ của bầu vú, nhiệt độ môi của trẻ sơ sinh và cả giới tính của em bé.

Kết quả thật bất ngờ khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong hai ngày đầu tiên sau khi sinh, có một sự khác biệt đáng kể giữa nhiệt độ môi của trẻ sơ sinh và nhiệt độ bầu núm vú của mẹ. Chính điều này đã tạo ra sự hấp dẫn về nhiệt hay nói cách khác, trẻ sơ sinh di chuyển về phía núm vú để tìm kiếm nguồn nhiệt, giống như một mũi tên dò tìm sức nóng của nguồn nhiệt ấy. Vẫn biết rằng mùi sữa mẹ là lí do thu hút trẻ tiến đến, nhưng kết quả của nghiên cứu mới này còn đưa ra thêm lời lý giải cho phản xạ bò tìm vú mẹ của bé sơ sinh, đó chính là sự hấp dẫn về nhiệt độ.

Đây là lý do ngay sau khi chào đời, bé đã biết trườn về phía vú mẹ và có phản xạ bú mút - Ảnh 7.

Phản xạ tìm vú mẹ đã tiếp thêm động lực cho các bà mẹ duy trì nguồn sữa cho con lâu nhất có thể (Ảnh minh họa).

Mặc dù nghiên cứu này còn gặp nhiều hạn chế và cần xác minh thêm, nhưng với các bậc cha mẹ thì lại có ý nghĩa vô cùng. Bởi ngay cả khi trẻ chưa thể mở mắt thì bé vẫn có thể tiến đến bầu vú có sữa mẹ và định vị chính xác vị trí của bầu vú mẹ nhờ mùi hương đặc biệt và sự chênh lệch nhiệt độ môi bé và vú mẹ. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tiếp thêm động lực và kích thích người mẹ tăng cường tiết sữa để cho con bú, cố gắng duy trì nguồn sữa mẹ lâu nhất có thể. Sự gần gũi, gắn bó ngay từ những giây phút đầu đời, sự tiếp xúc về mặt thể xác cũng như tinh thần có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này.

Vì vậy, nếu một ngày nào đó bạn còn băn khoăn về việc có nên cho con bú mẹ hay không, hãy đọc lại bài viết này và tìm cho mình một lí do.

Nguồn: Parent