Rất nhiều phụ huynh thấy con mình thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa liền đưa con đi khám bác sĩ nhi tổng quát thì không có bệnh lý gì, đi khám dinh dưỡng các bác sĩ cũng khẳng định bé không suy dinh dưỡng hay thiếu chất. Nhìn lại chế độ ăn của con hàng ngày, bố mẹ thấy con ăn uống đủ chất, uống sữa đầy đủ, chơi thể thao đều đặn nhưng bé vẫn mãi không cao và bố mẹ không biết nguyên nhân do đâu. Lúc này, việc bố mẹ cần làm là tìm đến một địa chỉ khám cho con bị thấp còi khác.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của các trẻ rơi vào hiện tượng trên hầu hết là do thiếu hormone tăng trưởng. Trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng có thể có chiều cao bình thường lúc sinh, nhưng tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ giảm dần theo thời gian. Các bé thường không tăng quá 4cm trong một năm khi từ 2 tuổi trở lên.

Đây là những nơi bố mẹ có thể đưa trẻ đi khám nếu thấy con thấp lùn, chậm tăng trưởng so với các bạn - Ảnh 1.

Một số biểu hiện bên ngoài của trẻ gợi ý tình trạng trẻ có thể thiếu hormone tăng trưởng:

- Trẻ không cao thêm 4cm/năm từ khi 2 tuổi.
- Trẻ bị béo phì vùng bụng.
- Khối cơ giảm.
- Chậm dậy thì.

Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện trên mà xác nhận bé không có bệnh lý, không suy dinh dưỡng thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nội tiết để xem có thiếu hormone tăng trưởng hay không.

Quy trình khám để tầm soát trẻ chậm tăng trưởng chiều cao thường là chụp X-quang xương bàn tay, làm các xét nghiệm máu cần thiết...

Chụp X-quang xương bàn tay để xác định tuổi xương sẽ cho biết sự tương quan giữa tuổi xương và tuổi thật. Nếu kết quả cho thấy tuổi xương phát triển chậm hơn so với tuổi thật, bác sĩ sẽ tiến hành tìm ra nguyên nhân trẻ bị thấp lùn, sau đó quyết định phương hướng điều trị vì hệ xương vẫn còn có thể phát triển thêm được. Ngược lại, tuổi xương phát triển nhanh hơn so với tuổi thật của trẻ thì khả năng bé phát triển chiều cao rất lớn.

Đây là những nơi bố mẹ có thể đưa trẻ đi khám nếu thấy con thấp lùn, chậm tăng trưởng so với các bạn - Ảnh 3.

Nếu tuổi xương nhỏ hơn tuổi thật, bác sĩ sẽ xem xét tìm ra nguyên nhân khiến trẻ thấp lùn.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tư vấn về vấn đề phát triển chiều cao của trẻ là bình thường hay bất thường. Phụ huynh sẽ được tham vấn về cách thức điều trị và theo dõi cụ thể. Những trường hợp nghi ngờ chậm tăng trưởng chiều cao sẽ được hướng dẫn các bước xử trí tiếp theo.

Bố mẹ có thể tham khảo các địa chỉ khám cho con bị thấp còi bằng cách chụp X-quang xương bàn tay đó là các viện Nhi hay bệnh viện có chuyên khoa Nhi như Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Vinmec... (Hà Nội); Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP. Hồ Chí Minh).