Kể từ khi ra đời vào năm 1970, loại "chất độc" này đã khiến tỷ lệ béo phì của người Mỹ tăng từ 13% lên 40%. Tỷ lệ mắc bệnh gút tăng từ 3% lên 9% - nghĩa là gấp 3 lần. Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường tăng từ dưới 1% lên 7,4% - nghĩa là hơn 7 lần. Có thể nói, tất cả các bệnh chuyển hóa của người hiện đại đều trở nên trầm trọng hơn sau khi thứ "chất độc" này xuất hiện. Vậy nó là gì?

Không có gì xa lạ, nó thực tế chính là xi rô ngô.

Nhiều người nghĩ đường cát hay dầu mỡ là nguyên nhân chính béo phì, mỡ máu, bệnh tim mạch, cao huyết áp nhưng xi rô ngô mới chính là thứ vượt xa tất cả về calo cũng như mức độ nguy hiểm.

20210106040638601.jpg

Xi rô ngô - sát thủ gây bệnh có mặt ngay trong cuộc sống hàng ngày

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam: Xi rô ngô còn được gọi là đường lỏng (gọi tắt là HFCS), chúng là một sản phẩm công nghiệp chế biến từ tinh bột bắp ngô.

Đáng nói, xi rô ngô không phải là một thức ăn có trong “tự nhiên”, mà là sản phẩm chế biến từ ngô của ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại.

Tinh bột ngô được xử lý qua hai công đoạn đó là thủy phân bằng hóa chất và đồng phân bằng enzyme sinh học để cho ra một dịch lỏng xi rô, có nồng độ chất đường ngọt fructose rất lớn. Lượng fructose trong xi rô ngô có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu ăn quá nhiều.

qab1592894987.jpg

Xi rô ngô còn được gọi là đường lỏng.

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nếu đường mía được hình thành từ 2 phân tử đường quyện chặt vào nhau, 1 glucose và 1 fructose với tỉ lệ % là 50 - 50 thì với xi rô ngô người ta có thể chủ động tăng tỷ lệ fructose lên 70, 80 thậm chí 90% theo yêu của khách hàng. Hơn nữa, giá thành của xi rô ngô luôn rẻ hơn đường mía...

Cơ thể bị tàn phá thế nào nếu chúng ta tiêu thụ nhiều xi rô ngô?

1. Gan nhiễm mỡ, tiểu đường

Lượng fructose khổng lồ trong xi rô ngô chỉ có thể được chuyển hóa bởi gan. Khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều nước ngọt, bánh kẹo chứa xi rô ngô thì gan sẽ bị quá tải và chuyển hóa thành mỡ gan.

Mỡ tích tụ trong gan sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như gan nhiễm mỡ và tiểu đường tuýp 2.

temlate4.jpg

2. Mỡ nội tạng

Fructose của xi rô ngô còn có thể gây ra sự tích mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng là loại mỡ bao quanh các nội tạng trong cơ thể và cũng là loại mỡ cơ thể có hại nhất. Mỡ nội tạng đã được chứng minh có mối liên hệ với các vấn đề sức khỏe như tiểu đường và bệnh tim mạch.

3. Béo phì

Xi rô ngô có hàm lượng calo rất lớn, gây tăng cân không phanh. Ngoài ra, việc nạp quá nhiều đường sẽ không thể tiêu hóa được và chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể, từ đó gây béo phì.

4. Gây bệnh gút

Khi thực phẩm chứa hàm lượng fructose cao, cũng có thể dẫn đến tăng axit uric máu cao , tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

uong-nuoc-ngot-co-hai-cho-co-the-8.jpg

Trong không ít bánh kẹo, nước giải khát... có nguyên liệu là xi rô ngô.

5. Ung thư, suy giảm trí nhớ

Ở xi rô ngô, các phân tử glucose và fructose dù nằm chung với nhau nhưng lại không có liên kết hóa học. Fructose sẽ vào thẳng trong gan và hình thành chất béo, tạo thành mỡ gan. Glucose được hấp thụ vào máu nhanh chóng sẽ kích hoạt sản xuất số lượng lớn insulin - hormone lưu trữ chất béo chủ yếu ở cơ thể. Cả 2 thuộc tính này đã khiến xi rô ngô có thể gây nhiễu loạn hấp thu khiến thèm ăn, tăng cân, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, suy giảm trí nhớ.

Vậy làm sao để chúng ta có thể tránh tiêu thụ xi rô ngô?

Trước tình trạng đường các sản phẩm xi rô ngô được buôn bán, sử dụng tràn lan, người tiêu dùng cần lưu ý:

- Hãy lựa chọn các nhu yếu phẩm đã được cấp phép sử dụng, đặc biệt chọn loại đường an toàn, dùng đúng với liều lượng cho phép của từng loại.

- Hãy hạn chế sử dụng thức ăn đóng hộp, đồ uống có ga, bánh kẹo... nhất là đối với những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ thay vào đó hãy lựa chọn những thực phẩm tươi sống, uống nước ép từ trái cây tự nhiên.

- Trước khi mua hàng hãy tập thói quen kiểm tra thành phần trước khi mua, nếu sản phẩm có thành phần xi rô ngô thì tuyệt đối không nên mua.