1. Giáo dục
Giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Theo ước tính hiện nay, nhu cầu về giáo dục sẽ càng tăng cao ngay cả khi tỷ lệ sinh đang giảm. Tuy nhiên, nhiều trường đang phải đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên do nhiều người đồng loạt xin nghỉ việc, quyết tâm rời xa ngành giáo dục. Điều này sẽ gây ra một số bất lợi nhưng ở một diễn biến khác, nó tạo cơ hội cho những người thực sự yêu nghề "trông người" và muốn tiến tới một sự nghiệp ổn định trong tương lại.
Một điều tích cực đối với những người đang muốn cống hiến với công việc giảng dạy là vì số lượng đơn xin nghỉ việc tăng cao, nên các trường sẽ tìm cách để lấp đầy các vị trí trống bằng việc mở những đợt tuyển dụng mới để những ứng viên chất lượng. Có thể nói, chắc chắn rằng làn sóng sa thải nhân viên hàng loạt sẽ không "quét" đến được lĩnh vực giáo dục.
Quay trở lại với Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho hay tính riêng năm 2022, cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc/1,6 triệu giáo viên. Tính bình quân cứ 100 giáo viên có 1 người bỏ việc.
Theo thống kê của ngành cho thấy hiện cả nước thiếu khoảng 100.000 giáo viên/tổng số 1,6 triệu giáo viên. Để giải quyết trình trạng này, Bộ Chính trị, Chính phủ đã duyệt cho ngành giáo dục từ nay đến năm 2025 sẽ được tuyển trên 64.000 biên chế giáo viên và đáp ứng được một phần quan trọng đối với việc thiếu giáo viên. Riêng năm 2022 được duyệt chỉ tiêu hơn 27.000 giáo viên trên cả nước.
2. Chăm sóc sức khỏe
Lĩnh vực y tế đã phát triển vượt bậc trong vài thập kỷ qua đặc biệt là những cải tiến đáng kể trong phương pháp điều trị và thuốc men. Vậy nên, chăm sóc sức khỏe vẫn sẽ vẫn là một lĩnh vực đầy tiềm năng.
Thực tế là chúng ta vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống y tế để giữ gìn và nâng cao sức khỏe. Dẫu vậy, các bác sĩ, y tá, trợ lý chuyên khoa và nhiều người tạo nên hệ thống y tế đang chịu áp lực rất lớn trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Song, ngành này sẽ chứng kiến sự tăng trưởng tuyển dụng đáng kể trong những năm tới và có thể được coi là ngành chống suy thoái. Cơ hội dành cho trưởng khoa, trợ lý và nhân viên hành chính - không chỉ riêng bác sĩ, đang có nhu cầu cao bất chấp tình hình kinh tế không ổn định.
Còn ở nước ta, theo Công đoàn Y tế Việt Nam, đến thời điểm ngày 30/6/2022, có 3.756 viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý của các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin thôi việc, bỏ việc. Trong số đó có 1.190 bác sĩ, 1.177 điều dưỡng, 267 kỹ thuật y và 1.126 viên chức y tế khác. Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, đến thời điểm ngày 30/6/2022, có 357 viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc, trong số đó có 115 bác sĩ, 117 điều dưỡng, 33 kỹ thuật y và 91 viên chức y tế khác. Tính chung từ đầu năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2022, có tổng số 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc.
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã ra Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 về việc điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở từ ngày 1/1/2023. Ngoài ra, còn rất nhiều chế độ đãi ngộ khác cho cán bộ y tế.
3. Các công việc làm thêm tăng thu nhập
Khi bị sa thải đột ngột không nhất thiết phải tìm kiếm ngay việc làm toàn thời gian thay thế nếu bạn đã có "phương án 2" dự phòng. Do đó, việc chuẩn bị sẵn những nguồn thu nhập thu động, những công việc tăng thêm cho thu nhập cho bản thân là một điều cần thiết.
Năm 2022 là một năm đầy biến động đối với thị trường việc làm và nền kinh tế toàn cầu. Các nhà nghiên cứu của dịch vụ định hướng nghề nghiệp CareerFoundry dự đoán, làm việc từ xa và làm việc linh hoạt sẽ là một trong những xu hướng việc làm lên ngôi trong năm 2023. Hiện nay có rất nhiều công việc không yêu cầu cam kết toàn thời gian nhưng cho phép bạn kiếm thu nhập song song với hành trình xây dựng sự nghiệp chính mà bạn thực sự đam mê. Do đó, hãy tìm kiếm thêm một vài công việc làm thêm để tăng thu nhập cho bản thân nhé!
Theo Recruitingdaily, Tổng hợp