Cry it out - để bé khóc chán rồi tự nín, không ôm áp, dỗ dành là phương pháp được một số bố mẹ áp dụng để dạy cho trẻ biết rằng việc chúng khóc không thể thu hút sự chú ý của bạn. Theo đó, bố mẹ, người chăm sóc trẻ sẽ rời khỏi con khi bé khóc và để chúng tự nín. Điều này khác với việc bạn để con khóc trong thời gian ngắn khi đang bận làm việc gì đó.

Nhiều người cho rằng việc quá quan tâm, chú ý tới trẻ khi chúng khóc có thể khiến chúng trở thành những đứa trẻ phụ thuộc và luôn tìm kiếm sự chú ý. Quan điểm này xuất hiện vào những năm 1880 khi lĩnh vực y học bị ám ảnh bởi vấn đề vệ sinh và truyền nhiễm bệnh, dẫn đến kết luận rằng trẻ em không nên được tiếp xúc một cách thường xuyên.

Vào năm 1928, John Watson - chủ tịch Hiệp hội tâm lý học Mỹ đã cảnh báo rằng việc dành cho trẻ quá nhiều tình yêu và cảm xúc sẽ dẫn đến sự phụ thuộc và tốn thời gian với trẻ. Tiếp đó, một cuốn sách còn dẫn quan điểm: "Người mẹ nên dừng ngay lập tức nếu tay của họ thấy mỏi" bởi vì "những đứa trẻ không bao giờ được gây phiền hà cho người lớn" và một đứa bé lớn hơn 6 tháng tuổi "nên được dạy ngồi yên trong cũi, nếu không người mẹ phải thường xuyên để mắt và làm trò cho chúng – một sự lãng phí nghiêm trọng về mặt thời gian".

Để mặc bé khóc tự nín không khiến trẻ ngoan hơn mà còn gây ra tác dụng ngược như này - Ảnh 1.

Để mặc bé khóc mà không dỗ có thể gây ra nhiều tác hại lâu dài và không lường trước được (Ảnh minh họa).

Trong khi không có bất cứ bằng chứng nào được đưa ra để ủng hộ phương pháp trên thì người ta lại tìm ra rất nhiều tác hại lâu dài và không lường được đối với những đứa trẻ bị bố mẹ bị bỏ mặc khi khóc.

Những tác hại khôn lường của việc để mặc bé khóc

- Để mặc đứa trẻ khóc có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

- Khóc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não, hạ thấp IQ của trẻ.

- Tình trạng căng thẳng nhiều trong những tháng đầu đời của trẻ có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của não bộ. Những thay đổi nàyy tương tự như những thay đổi ở người lớn khi bị trầm cảm.

Tình trạng căng thẳng có thể gây tổn hại đối với các khớp thần kinh của não bộ, đặc biệt là đối với não bộ chưa phát triển đầy đủ của trẻ. Theo tiến sĩ y khoa hàng đầu người Mỹ Darcia Narvaez, khi một đứa trẻ bị căng thẳng, điều này sẽ tạo điều kiện để phá hủy các khớp thần kinh và mạng lưới đang được hình thành trong não trẻ. Việc giải phóng hormon cortisol khi trẻ căng thẳng sẽ là yếu tố giết chết các tế bào thần kinh của trẻ mặc dù hậu quả của nó không rõ ràng ngay lập tức. Bà còn cho rằng, trong thời gian căng thẳng, các nơ ron thần kinh có thể bị phá hủy và đến lượt nó có thể dẫn tới việc hình thành các phản ứng căng thẳng tiếp theo.

Để mặc bé khóc tự nín không khiến trẻ ngoan hơn mà còn gây ra tác dụng ngược như này - Ảnh 2.

Một em bé sinh đủ tháng (40-42 tuần tuổi) mới chỉ có 25% não bộ phát triển và bộ não phát triển nhanh chóng, tăng gấp đôi kích cỡ vào cuối năm đầu tiên như là dấu hiệu cho thấy bé thông minh. Tuy nhiên, theo thời gian, một số thói quen, chế độ dinh dưỡng có thể giết chết những tế bào thần kinh của con. Việc để bé khóc kéo dài khiến cortisol tiết ra ở mức độ cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trí não và có thể hạ thấp trí thông minh của trẻ.

Để mặc bé khóc tự nín không khiến trẻ ngoan hơn mà còn gây ra tác dụng ngược như này.

Những đứa trẻ bị bỏ mặc có nhiều cơ hội để trở thành người đòi hỏi hơn

Nhiều người cho rằng việc lờ đi yêu cầu của trẻ có thể khiến chúng ít nhõng nhẽo hơn, một số khác lại tin rằng hành động đó của cha mẹ có thể khiến bé nghĩ rằng chúng cần phải tăng âm lượng lên để được lắng nghe. Kết quả là trẻ ngày càng đòi hỏi do chúng đã học được cách cần phải hét lên khi muốn được đáp ứng nhu cầu.

Nghiên cứu của Stein và Newcomb vào năm 1994 đã chỉ ra rằng việc bố mẹ hay những người chăm sóc thường xuyên đáp lại nhu cầu của trẻ khi chúng khóc hay căng thẳng sẽ hình thành những đứa trẻ độc lập hơn là những đứa trẻ bị để mặc cho khóc không được dỗ dành.

Trẻ chỉ học được cách kiểm soát căng thẳng thể hiện ra bên ngoài nhưng không kiểm soát được sự bất an từ sâu bên trong.

Một cuộc khảo sát được tiến hành tại trường Đại học Bắc Texas trên các bé trong độ tuổi từ 4 đến 10 tháng tuổi. Chúng được tham gia một chương trình luyện ngủ trong 5 ngày. Ở đó, chúng được để mặc cho khóc trong suốt thời gian ngủ và các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích dựa trên mẫu nước bọt và đo nồng độ cortisol ở trẻ.

Để mặc bé khóc tự nín không khiến trẻ ngoan hơn mà còn gây ra tác dụng ngược như này - Ảnh 4.

Những đứa trẻ bị để mặc cho khóc không phát triển trí tuệ, kỹ năng xã hội và khó kiếm soát cảm xúc hơn những bé được quan tâm, dỗ dành (Ảnh minh họa).

Kết quả được tìm ra là: Nhìn chung, những biểu hiện bên ngoài của sự căng thẳng của trẻ đã bị dập tắt trong quá trình luyện ngủ nhưng biểu hiện sau đó là sự mệt mỏi, kiệt sức. Đây là bằng chứng cho thấy thực chất, những đứa trẻ này không học được cách kiểm soát cảm giác bất an từ sâu bên trong nhưng bé nín khóc vì bé đã được huấn luyện như vậy trong quá trình luyện ngủ.

Bỏ mặc bé khóc có thể ức chế sự phát triển hệ miễn dịch và kỹ năng xã hội của trẻ

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ bị để mặc cho khóc không phát triển trí tuệ, kỹ năng xã hội và khó kiếm soát cảm xúc hơn những bé được quan tâm, dỗ dành. Bỏ mặc trẻ khóc có thể gây ức chế sự phát triển các mô thần kinh trong não bộ và hệ miễn dịch của trẻ, làm cho chúng dễ mắc các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng.

Trong cuốn sách "Cơ sở di truyền đối với hiệu ứng tiếp xúc", Saul Schaunberg đã nói về ảnh hưởng khi người mẹ dừng tiếp xúc với con mình. Ông cho rằng việc thiếu sự tiếp xúc mẹ con có thể dẫn tới việc dừng tổng hợp DNA, giảm bớt hormon tăng trưởng của con.

Tiến sĩ Darcia Narvaez cũng cho rằng cơ thể của những đứa trẻ có thể bị rối loạn khi chúng bị tách khỏi những người chăm sóc chúng. Trẻ em bày tỏ nhu cầu của mình thông qua điệu bộ, cử chỉ và qua việc khóc.

Để mặc bé khóc tự nín không khiến trẻ ngoan hơn mà còn gây ra tác dụng ngược như này - Ảnh 5.

Có rất nhiều cách để khiến một đứa trẻ đang khóc bình tĩnh lại bao gồm cả việc cho bú, giúp chúng kiếm soát cơn đói (Ảnh minh họa).

Khóc và cười là cách mà trẻ giao tiếp với người xung quanh. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc trong đó có đói, bị đau, không thoải mái hay đơn giản là mong được ôm ấp. Cũng giống như cười, việc bé khóc cũng cần phải nhận được những phản ứng tích cực và thích hợp. Việc bỏ mặc bé khóc gửi đi thông điệp rằng nỗi buồn và sự tức giận không được chấp nhận. Điều này có thể ngăn chặn cảm xúc của chúng và thậm chí khiến chúng ồn ào hơn.

Có rất nhiều cách để khiến một đứa trẻ đang khóc bình tĩnh lại bao gồm cả việc cho bú, giúp chúng kiếm soát cơn đói và tạo ra những âm thanh tương tự như những gì chúng được nghe trong bụng mẹ bên cạnh việc tạo ra môi trường ôn hòa và thói quen ngủ cho bé. Việc da tiếp gia cũng làm kích thích giải phóng oxytocin – hormon tình yêu và sự gắn kết.

Trẻ em có thể trở thành nỗi phiền hà, bất tiện trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng chính chúng ta đã lựa chọn sinh chúng ra. Trẻ em cần được yêu thương, quan tâm và chăm sóc. Mỗi bậc cha mẹ có phương pháp giáo dục riêng và tranh luận rằng không có phương pháp nào đúng nhất. Tuy nhiên, để bé khóc không phải là phương pháp tốt nhất cho sự phát triển của thế hệ tương lai.

Nguồn: theory, Psychology