Để quên tampon trong âm đạo – Nguyên nhân gây viêm âm đạo không thể bỏ qua
Vô tình để quên tampon trong âm đạo trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tuần là một câu chuyện khá phổ biến. Và không hẳn trường hợp nào để quên tampon trong âm đạo cũng gây nguy hiểm sức khỏe. BS Leena Nathan (Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA) chia sẻ: "Tôi đã từng lấy một chiếc tampon ra khỏi âm đạo bệnh nhân của mình dù đã để quên trong đó 3 tuần và sức khỏe của cô ấy vẫn khỏe mạnh, bình thường".
Vô tình để quên tampon trong âm đạo trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tuần là một câu chuyện khá phổ biến.
Nhưng đừng vội coi thường. Nếu quên tampon trong âm đạo, chúng có thể di chuyển đến gần tử cung và có khả năng gây nhiều hệ lụy không mong muốn. Trong đó đáng nói nhất chính là viêm âm đạo. Tiến sĩ Nathan cho biết, viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, trong đó bao gồm cả trường hợp vi khuẩn bám vào tampon.
Một vấn đề nghiêm trọng hơn là hội chứng sốc độc. Đây là một tình trạng nguy hiểm tiềm tàng được kích hoạt khi một loại vi khuẩn trên tampon phát ra chất độc nhanh chóng tràn ngập cơ thể bạn. Tuy nhiên, hội chứng sốc độc rất khó xảy ra. Tiến sĩ Nathan nói: "Bạn có khả năng gặp phải hội chứng sốc độc nhưng nguy cơ chỉ chiếm 1/100.000. Vì vậy, để quên tampon trong âm đạo dẫn đến hiện tượng này là rất hiếm".
Làm thế nào để biết mình quên tampon trong âm đạo? Dấu hiệu đầu tiên giúp bạn nhận ra chính là có mùi hôi bất thường xuất hiện. Christine Greves, BS sản phụ khoa tại Orlando Health ở Florida, cho biết: "Chìa khóa giúp bạn xác định mình để quên tampon trong âm đạo hay không chính là dịch tiết âm đạo có màu hồng, xanh lục, vàng hoặc nâu kèm mùi hôi khó chịu. Dịch âm đạo này có thể xuất hiện trong vòng vài ngày đến vài tuần.
Dấu hiệu đầu tiên giúp bạn nhận ra chính là có mùi hôi bất thường xuất hiện nếu để quên tampon trong âm đạo.
Bác sĩ Greves khuyến cáo, nếu xuất hiện những triệu chứng này kèm nổi ban, sốt, hoặc đau nhức hãy đi thăm khám bác sĩ sản phụ khoa ngay vì đây là dấu hiệu của hội chứng sốc độc. Nếu xuất hiện mùi hôi với dịch âm đạo có màu bất thường, hãy thử cố nhớ lại xem lần cuối mình rút tampon ra ở chu kỳ trước là khi nào, sau đó dùng tay để cảm nhận về nó bên trong âm đạo. Tiến sĩ Greves nói: "Nếu bạn phát hiện ra nó, hãy cố gắng lôi ra bên ngoài". Nếu không, hãy đến phòng khám phụ khoa nhờ chuyên gia thăm khám và lôi chúng ra ngoài càng sớm càng tốt.
Sử dụng tampon đúng cách để phát huy tác dụng và không dẫn đến những biến chứng đáng tiếc
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp) khẳng định, sự ra đời của tampon, chính là phát minh rất tuyệt vời, giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn khi bước vào kỳ "đèn đỏ". Đồng thời, đây là còn cách sử dụng băng vệ sinh hiện đại, văn minh, giúp chị em phòng chống nhiều loại bệnh tật khác nhau.
Tampon có cấu tạo để đặt được vào bên trong âm đạo.
"Thực tế thì tampon không có khả năng chui tọt vào bên trong âm đạo. Xét về cấu tạo, âm đạo của phụ nữ là một khoảng trống có thể co giãn được chứ hoàn toàn không phải là một cái lỗ đã được đục sẵn với kích thước cố định. Thông thường, hai bên thành của âm đạo sẽ khép vào nhau cho tới khi có một vật gì đó chen vào giữa. Ở phía cuối khoảng trống có thể co giãn này là cổ tử cung. Cổ tử cung rất nhỏ và hẹp nên tampon không thể chui vào được tới đây trừ khi (hiếm hoi) có tác động mạnh vô cùng đặc biệt", BS Dung cho hay.
Bình thường, tampon có cấu tạo để đặt được vào bên trong âm đạo. Bên ngoài đầu cầm của tampon sẽ có một sợi dây nhỏ như dây chỉ. Sợi dây này rất tiện lợi cho chị em. Bạn chỉ cần cầm đầu dây kéo ra là tampon sẽ tự động được lôi ra bên ngoài ngay chứ không cần phải cho cả tay vào rồi kéo ra. Như vậy không đảm bảo vệ sinh cũng như phòng tránh nhiều bệnh tật cho vùng kín trong kỳ "đèn đỏ".
Nếu đến mức để tampon chui tọt vào bên trong thì đó hoàn toàn là do bạn thực hiện sai kỹ thuật khi đặt chúng vào âm đạo của mình.
Theo BS Dung, chỉ khi thực hiện sai kỹ thuật như để sâu tampon quá sâu, làm cho cả cái dây cũng bị chui tọt vào bên trong không rút được ra thì mới khiến chúng chui tọt vào bên trong, không lấy ra được. "Nếu đến mức để tampon chui tọt vào bên trong thì đó hoàn toàn là do bạn thực hiện sai kỹ thuật khi đặt chúng vào âm đạo của mình. Còn việc sử dụng tampon thay băng vệ sinh thực tế là hành động rất tốt, văn minh, không có gì phải phản đối, đặc biệt trong trường hợp bạn muốn phòng tránh viêm nhiễm vùng kín. Đây chính là giải pháp tối ưu", BS Dung nói.
Chuyên gia khẳng định, chuyện tampon chui vào âm đạo không rút được ra là chuyện có thể. Bản thân bà Dung cũng đã gặp một số trường hợp gặp phải sự cố vì dùng tampon, trong đó những vấn đề liên quan đến việc chui tọt vào trong không thể lấy ra rất nhiều. "Chung quy lại đều là do không biết sử dụng, sử dụng chưa đúng quy trình, chưa đúng kỹ thuật nên khiến chị em lo sợ dùng tampon", bà Dung nói.
Tampon chui vào âm đạo có thể dẫn đến hội chứng sốc độc.
Thực tế, tampon và cốc nguyệt san đem lại rất nhiều lợi ích, trong đó ưu điểm hàng đầu chính là giúp bạn phòng chống viêm nhiễm trong chu kỳ kinh nguyệt. "Chỉ cần bạn lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi đặt tampon, cốc nguyệt san vào bên trong âm đạo, không để quá 4-6h tính từ thời điểm đặt, chăm chỉ khám phụ khoa theo định kỳ… thì bạn không phải lo lắng về việc dùng tampon", BS Dung lưu ý.