Trên thị trường Việt Nam hiện nay có 3 loại sữa nước đang được nhiều người tiêu dùng hiểu là "sữa tươi" nhưng được chế biến theo 3 cách, với nguyên liệu rất khác nhau. Đó là: Sữa tươi 100%, sữa tươi pha với sữa bột và sữa bột pha hoàn toàn.
Tuy nhiên tới 1/3/2018, các doanh nghiệp sẽ phải rạch ròi cách đặt tên sữa, khi Bộ Y tế đã ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng QCVN 5:1-2017/BYT với đầy đủ tên gọi của từng loại sản phẩm sữa đi kèm với cách chế biến cụ thể. Điểm nhấn của thông tư chính là việc rạch ròi trong cách đặt tên để người tiêu dùng biết được đâu là sản phẩm sữa sản xuất từ sữa tươi hay sữa bột.
Nhìn chung, tất cả các loại sữa đều đem lại lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, có một số loại sữa không thích hợp với một vài đối tượng. Chính vì vậy, người tiêu dùng nên nắm được một số công dụng chính và lưu ý để chọn và uống sữa tốt với mình.
I. NHÓM SỮA TƯƠI
II. SỮA HOÀN NGUYÊN, SỮA HỖN HỢP
III. SỮA CÔ ĐẶC VÀ SỮA CÔ ĐẶC CÓ ĐƯỜNG
Một vài lưu ý của chuyên gia khi dùng các loại sữa
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), nhìn chung các loại sữa đều tốt cho tất cả mọi người, tuy nhiên, có một số lưu ý như sau:
- Trẻ con không nên dùng sữa tươi có nhiều chất béo.
- Người có cholesterol cao không dùng sữa có chất béo nhiều.
- Những người béo phì, thừa cân nên dùng sữa không đường.
- Trẻ bị béo phì nên dùng sữa tách bơ.
- Sữa tươi thanh trùng có thời gian sử dụng ngắn nhưng giàu dinh dưỡng. Sữa tươi tiệt trùng có ưu điểm bảo quản lâu hơn, nhưng do phải sử dụng nhiệt độ cao thì có ảnh hưởng một chút đến chất dinh dưỡng.
- Trẻ sơ sinh không nên dùng sữa nước thay thế cho sữa mẹ. Nếu mẹ thiếu sữa nên tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
- Không dùng sữa nước làm chế độ ăn uống thay thế cho bà mẹ, trẻ sơ sinh.