Đến tuổi trung niên, muốn giàu có hơn, bắt đầu từ 3 điều này: Tiêu tiền một cách “nghiêm túc” để mỗi giọt mồ hôi đều mang lại giá trị tối đa!- Ảnh 1.

Có một câu hỏi này trên MXH: Đối với những người trung niên, khó khăn lớn nhất là gì?

Một bình luận được nhiều người đồng tình và bấm “like” là “không đủ tiền để chi tiêu”.

Có người chọn cách không chịu thay đổi, cải thiện, vẫn để cho cuộc sống ở trạng thái khó khăn. Có người đã sớm thay đổi “nội lực”, chủ động tiếp thu và làm phong phú tâm hồn.

Ở tuổi trung niên, nếu muốn bước từng bước phát triển hơn, ngày càng đi lên, giàu có hơn, bạn có thể bắt đầu từ 3 khía cạnh sau đây.

1. Nghiêm túc trong việc chi tiêu

Thời gian gần đây, khi nói chuyện với bạn bè về mức chi tiêu hàng ngày, ai cũng phàn nàn về chính bản thân mình.

Rõ ràng đã quyết tâm tiết kiệm, còn học cách để tích lũy, nhưng hễ thấy một chiếc váy đẹp là lại đặt mua ngay. Cuối tháng tính lại, không tiết kiệm được đồng nào, trong khi số dư tài khoản thì cứ cạn dần. Dự định là sẽ kiểm soát mức chi tiêu, nhưng lại không tránh khỏi những cái bẫy tiêu dùng.

Không có sự kiềm chế trong chi tiêu, không có kế hoạch cũng không giữ được dự định ban đầu. Dần dần, ta mất đi khả năng đánh giá trong chi tiêu hàng ngày, thậm chí khi đối mặt với những quyết định quan trọng trong cuộc sống cũng trở nên thiếu sáng suốt.

Tiêu tiền vượt mức rất dễ, chỉ cần một cú chạm đặt mua hàng là có thể tận hưởng niềm vui chớp nhoáng, nhưng cái giá phải trả là sự tiêu hao công sức lớn để bù lại.

Biết tiêu tiền đúng cách mới có thể mang lại sự ổn định, đối diện vững vàng với những tình huống bất ngờ xảy ra trong tương lai.

Kiếm tiền là kỹ năng, tiêu tiền là kiến thức. Điều quan trọng nhất không phải là tiết kiệm thế nào, mà là tiêu tiền ra sao.

Nhiều người mơ hồ trong chuyện chi tiêu vì họ hiểu sai thứ tự ưu tiên.

Điều đầu tiên là tìm được sự cân bằng giữa tiêu tiền và niềm vui;

Điều thứ hai là quản lý tốt ham muốn, cân bằng giữa tiêu tiền và ham muốn;

Điều thứ ba là tìm sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Biết tiêu tiền không có nghĩa là theo đuổi vật chất, mà là vừa thỏa mãn mong muốn cá nhân, vừa không sa vào việc chi tiêu hoang phí. Chỉ có như vậy mới thực sự tích lũy tiền bạc, của cải để sẵn sàng đối mặt với khó khăn hoặc nắm bắt cơ hội.

Đến tuổi trung niên, muốn giàu có hơn, bắt đầu từ 3 điều này: Tiêu tiền một cách “nghiêm túc” để mỗi giọt mồ hôi đều mang lại giá trị tối đa!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

2. Phân biệt rõ nặng, nhẹ và thứ tự ưu tiên

Mỗi ngày, chúng ta có rất nhiều việc cần làm. Nếu chúng ta cứ nghĩ đến việc nào thì làm việc đó, kết quả cuối cùng có thể tưởng tượng được.

Buổi sáng lập ra danh sách công việc cần làm trong ngày, quyết tâm hoàn thành mọi việc trong ngày. Tuy nhiên, những câu chuyện phiếm của đồng nghiệp lại có thể phá vỡ kế hoạch ban đầu. Đang chuẩn bị báo cáo cho dự án quan trọng thì bị cuốn vào những thông báo tin nhắn bật lên liên tục, cuối cùng bỏ lỡ thời hạn nộp. Dự định dành kỳ nghỉ để nâng cao bản thân, nhưng bạn bè bất ngờ rủ đi du lịch, kết quả là tiến độ học tập bằng không.

Không phân rõ thứ tự ưu tiên, thỉnh thoảng lại bị những chuyện khác xen vào, không biết khi nào cần dốc sức, khi nào cần buông bỏ, chỉ có thể để những tình huống bất ngờ kéo đi.

Từng đọc được một câu: "Sự khôn ngoan trong cuộc sống là dần dần lọc bỏ những thứ không quan trọng, để giữ lại phần quan trọng nhất”.

Trong cuộc sống, những chuyện vụn vặt rất nhiều, nếu chuyện gì cũng đặt nặng trong lòng, thì sẽ mệt mỏi biết bao.

Thử đặt ra hỏi một câu: Nếu bạn có một rổ táo, có quả ngon và quả dập, bạn sẽ ăn quả nào trước? Câu trả lời khôn ngoan nhất là ăn quả ngon trước, bỏ quả dập đi. Bởi nếu cứ để quả dập trong rổ, quả ngon cũng sẽ dần dần hỏng, như vậy thì chẳng bao giờ có thể ăn được quả táo ngon nữa. Quy luật “quả táo” này dạy chúng ta: Mọi người cần biết lựa chọn, luôn làm việc quan trọng trước tiên.

Việc gì cũng có nặng nhẹ, có thứ tự ưu tiên, mọ người cũng có việc nên làm và việc không nên làm.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề khác nhau. Khi xử lý, nếu nắm bắt được trọng tâm, cân nhắc kỹ lưỡng những điều quan trọng, điểm mấu chốt, tự nhiên trong lòng sẽ có giải pháp ứng phó.

Nếu chọn cách bỏ gốc lấy ngọn, đi lệch bản chất, bạn sẽ khó có thể tìm ra con đường đúng nhất.

Điều tỉnh táo lớn nhất của người trung niên chính là khi gặp vấn đề, không vội vã, cần phân biệt rõ ràng thứ tự ưu tiên, đâu là điều quan trọng nhất, đâu là chủ yếu và thứ yếu, để cuộc sống có trật tự.

Đến tuổi trung niên, muốn giàu có hơn, bắt đầu từ 3 điều này: Tiêu tiền một cách “nghiêm túc” để mỗi giọt mồ hôi đều mang lại giá trị tối đa!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

3. Giữ tâm vị tha

Đằng sau tầm nhìn lớn luôn là một tâm thế vị tha. Vị tha vừa phải, không phải chịu đựng, không tiêu hao năng lượng của bản thân, khi bạn nỗ lực để giúp đỡ người khác, người khác cũng sẽ giúp bạn.

Có vẻ như đang nghĩ cho người khác, thực ra cũng là đang giúp chính mình.

Người biết vị tha đa phần là những người rộng lượng, họ thường đã thành công hoặc đang trên con đường thành công.

Còn những người chỉ biết đến lợi ích của riêng mình, thiếu tầm nhìn xa, cuộc sống của họ thường gặp nhiều chông gai.

Muốn đạt được, trước hết phải học cách cho đi, dùng những gì mình có để mang lại những gì mình muốn, cuộc sống sẽ tự nhiên trở nên tốt đẹp hơn.

Đến tuổi trung niên, muốn giàu có hơn, bắt đầu từ 3 điều này: Tiêu tiền một cách “nghiêm túc” để mỗi giọt mồ hôi đều mang lại giá trị tối đa!- Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Coi trọng việc chi tiêu, tiêu tiền một cách nghiêm túc, có kế hoạch, để mỗi giọt mồ hôi đều mang lại giá trị tối đa;

Phân biệt rõ nặng nhẹ, các thứ tự ưu tiên trong thế giới phức tạp giữ vững sự bình tĩnh và nâng cao hiệu quả;

Giữ tâm vị tha, từ đó có thể nhìn nhận rõ bản thân và tìm lại sự bình yên trong nội tâm.

Sự giàu có chưa bao giờ là vàng bạc, mà là kết tinh của trí tuệ trong cuộc sống. Từ những thay đổi tích cực trong suy nghĩ, hành động hoặc thói quen hàng ngày có thể dẫn đến những thành quả đáng kể trong cuộc sống.

Theo Toutiao