Giáo sư Richard - một nhà hành vi học của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng có ba “thời điểm vàng” trong cuộc đời để trẻ phát triển trí thông minh. Điều này cũng đồng nghĩa có một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của trẻ. Giai đoạn này diễn ra trong thời gian rất ngắn và sẽ thật đáng tiếc nếu các bậc cha mẹ bỏ lỡ “thời điểm vàng” này.
Dựa trên nghiên cứu lâu dài của mình về trẻ vị thành niên, Giáo sư Richard của Đại học Harvard đã lập ra bản đồ số lượng và trạng thái của các kết nối thần kinh trong não bộ con người thời kỳ sơ sinh.
Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng: chỉ số IQ chủ yếu phụ thuộc vào số lượng kết nối thần kinh trong não. Theo nghiên cứu của giáo sư Richard, số lượng kết nối thần kinh trong não của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi từ khi mới sinh đến hai tuổi:
Trong 2 năm đầu đời, hầu như mỗi giây sẽ đều có hàng trăm kết nối thần kinh được bổ sung vào não. Sự phát triển nhanh chóng của não bộ và nhận thức về thế giới bên ngoài sẽ khiến não của trẻ phát triển vượt bậc.
Ngoài ra, bộ não còn có các chức năng khác nhau. Ngoài sự phân chia chức năng của đại não, tiểu não, não trái và não phải thì sự khác biệt về nhận thức giữa các cá nhân cũng rất đáng kể.
Nghiên cứu của Giáo sư Richard cho thấy các kết nối thần kinh của thị giác, thính giác, ngôn ngữ và nhận thức cao hơn phần lớn được phát triển khi trẻ 1 tuổi và trì trệ sau 12 tuổi.
Vì vậy, nghiên cứu này cũng có thể phản ánh ở mức độ lớn câu hỏi - tại sao các loài linh trưởng lại trải qua một thời kỳ thơ ấu tương đối dài và phải có một quá trình tích lũy đầy đủ.
Ba giai đoạn quan trọng để cải thiện trí thông minh cho trẻ
0-3 tuổi
Như đã đề cập ở trên, trong sự phân chia chức năng của não bộ, các khả năng liên quan đến ngôn ngữ, thị giác, thính giác, ... đã được hình thành ngay từ khi trẻ được 1 tuổi. Vì vậy giai đoạn trước 3 tuổi chính là thời kỳ quan trọng nhất đối với các bậc cha mẹ.
Cha mẹ hãy cố gắng hết sức để cung cấp cho con một môi trường sống tốt nhất, giúp con cải thiện trí thông minh với tốc độ nhanh nhất và mức độ lớn nhất.
Là bậc cha mẹ, nhất định không được bỏ lỡ việc nâng cao trí tuệ cho con trong giai đoạn trẻ “chưa biết làm gì”. Đây chính là thời điểm trẻ cần được hướng dẫn và kích thích trí tuệ nhất.
4-6 tuổi
Nếu việc giáo dục trí tuệ trước 3 tuổi tạo nền tảng tốt cho chỉ số IQ của trẻ sau này, thì nhiệm vụ quan trọng của cha mẹ là tiếp tục duy trì cường độ của giai đoạn trước trong độ tuổi từ 4 đến 6 và cải thiện khả năng tập trung của trẻ.
Lứa tuổi này cũng có thể coi là thời kỳ vàng để hoàn thiện trí thông minh của trẻ.
Sau khi làm xong việc “lót đường” thì việc quan trọng cần làm lúc này không chỉ là nâng cao trình độ nhận thức, trí tuệ mà còn giúp trẻ nâng cao mức độ tập trung khi làm việc và suy nghĩ.
Con người ta dành cả cuộc đời cho việc học. Tuy nhiên cho dù có trí tuệ cao, học lực giỏi nhưng lại dễ dàng bị phân tâm bởi những thứ bên ngoài thì cũng sẽ không đạt được hiệu quả học tập tốt.
7-12 tuổi
Sau khi trẻ 6 tuổi, đây là lứa tuổi trẻ bước vào trường tiểu học và bắt đầu được giáo dục bắt buộc. Lúc này, trên thực tế mức độ thông minh của trẻ gần như đã được định sẵn.
Ở thời điểm này trọng tâm không còn là cải thiện mức độ thông minh của trẻ, mà các bậc cha mẹ cần tích cực thay đổi những suy nghĩ sai lầm của con cái, hướng dẫn trẻ sống lạc quan và nâng cao khả năng tư duy.
Một số trẻ tính tình hiền lành, điềm đạm trong công việc, một số trẻ lại tương đối sôi nổi và có xu hướng bốc đồng hơn trong công việc. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải dựa trên tính cách, khả năng của trẻ để áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp. Từ đó cải thiện tư duy logic, trí tưởng tượng không gian và tư duy tri giác của trẻ.
Mặc dù mức độ thông minh của trẻ phụ thuộc phần lớn vào bẩm sinh và tính cách, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể giúp trẻ cải thiện được. Vì vậy cha mẹ cần đặc biệt chú trọng đến 3 giai đoạn vàng này!
Tầm quan trọng của việc cải thiện trí thông minh
Tất cả những mô tả liên quan ở trên về cơ bản có thể hiểu tại sao cha mẹ không nên bỏ qua sự trợ giúp từ bên ngoài và cải thiện mức độ thông minh của trẻ.
Trước hết, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ em không hề “dốt” khi còn nhỏ. Ngược lại, đây là giai đoạn nâng cao trí tuệ rất quan trọng, chúng ta không được thả lỏng.
Thứ hai, nếu chỉ dựa vào sự phát triển trí tuệ của bản thân, trẻ khó hình thành nhận thức có trật tự và hợp lý về thế giới bên ngoài.
Không có gì sai khi cung cấp mức sống vật chất tốt nhất cho con cái, nhưng đừng bỏ qua việc nâng cao trí tuệ và hình thành nhân cách của chúng. Bởi vì sự trưởng thành của một người trải qua rất nhiều giai đoạn và phụ thuộc vào những khía cạnh khác nhau.