DHA là từ viết tắt của Docosa-Hexaenoic-acid, là acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega-3, là thành phần chính tạo nên não bộ con người (chiếm từ 15 - 20%) và chiếm từ 50 - 60% cấu tạo của võng mạc mắt. Chính vì là thành phần quan trọng trong việc hoàn thiện toàn diện chức năng não bộ và võng mạc mắt nên bổ sung DHA luôn được khuyến khích ở trẻ em.
Với trẻ sơ sinh và trẻ sinh non cần bổ sung lượng DHA đủ cho cơ thể trẻ. Bởi trẻ mới sinh chưa đủ khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật hay các thức ăn thay thế từ sữa mẹ khác sang DHA.
Với trẻ sinh non và trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cách tốt nhất để bổ sung DHA là cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 24 tháng đầu. Bởi trong sữa mẹ đã có đủ lượng DHA cung cấp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Với trẻ không được bú sữa mẹ hoặc mẹ không có đủ sữa cho con thì cần bổ sung lượng DHA qua các loại sữa có chứa DHA.
Với trẻ lớn hơn, việc bổ sung DHA trực tiếp qua sữa và các loại thực phẩm là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nhiều bà mẹ hiện nay có xu hướng mua thuốc bổ có chứa thành phần DHA giúp con ăn ngon, nhanh cao lớn, tuy nhiên bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng của bé là vô cùng quan trọng.
Thực đơn ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và chứa nhiều DHA là vô cùng cần thiết giúp trẻ tăng cường trí thông minh. Dưới đây là danh sách một số thực phẩm và các loại sữa có chứa DHA, bố mẹ có thể tham khảo để mua cho con mình.
DHA quan trọng thế nào?
Trẻ em rất cần được bổ sung DHA vì đây là chất rất cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, DHA chiếm tỉ lệ cao trong võng mạc và là nơi tổng chỉ huy sự nhìn của mắt.
DHA quan trọng với việc phát triển trí não, giúp cho quá trình phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh và chỉ số IQ của trẻ. DHA được đánh giá là chất không thể thiếu đối với sự phát triển của não bộ của trẻ, nó chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám và tạo ra độ nhạy của các nơ ron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu như trong quá trình phát triển của trẻ không được cung cấp đầy đủ DHA thì sẽ có chỉ số IQ thấp hơn so với bình thường.
Hậu quả của việc thiếu DHA
Việc thiếu hụt DHA sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ; làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng sau này, đồng thời làm hạn chế mức độ thông minh, khả năng học tập kém, chậm phát triển hơn so với những bé cùng trang lứa được bổ sung đầy đủ DHA.
DHA có trong thực phẩm nào?
Dưới đây là những thực phẩm giàu DHA mẹ tham khảo để bổ sung cho bé đều đặn mỗi ngày.
1. Cá
Cá là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, đặc biệt là các loại cá béo. Bạn có thể tìm mua các loại cá béo như: Cá bơn, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá hồi biển...
Với cá hồi mẹ có thể làm dầu cá hồi cho bé để chế biến vào món ăn. Ngoài ra có rất nhiều món ngon làm từ cá như ruốc cá, cháo cá, súp cá... đều vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.
2. Các loại hạt
Vừng, hạt bí ngô, hạt hướng dương là những loại không chỉ giàu DHA mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như kẽm và sắt. Hạt bí ngô còn là món ăn vặt bổ dưỡng lại ít kalo, 30g hạt bí ngô có xấp xỉ khoảng 100mg DHA. Các loại hạt không chỉ lành mạnh, đem lại sức khỏe cho bé mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
3. Đậu nành
Đậu nành là một nguồn cung cấp chất xơ và chất đạm thực vật rất tốt. Các nhà khoa học đã chứng minh sữa đậu nành chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na tốt cho sức khỏe của trẻ em.
Tuy nhiên đậu nành có hàm lượng axit béo omega-6 cũng rất cao, chính vì vậy chúng ta không nên phụ thuộc vào đậu nành như một nguồn DHA duy nhất.
4. Quả óc chó
Hàm lượng Omega 3 trong quả óc chó gấp 3 lần trong cá hồi. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tác dụng của nhóm acid béo Omega 3 đặc biệt là DHA đối với sức khỏe con người. Với não: Thành phần của não là chất béo, trong đó DHA chiếm khoảng 1/4 lượng chất béo này.
Trong khoảng 28g quả óc chó có chứa tới 2.542mg axit béo Omega 3. Bằng việc ăn óc chó mỗi ngày, bạn đã bổ sung đầy đủ axit béo Omega 3 cho não giúp cho hệ thống thần kinh hoạt động hiệu quả, giúp tăng khả năng nhận thức và học hỏi.
5. Tôm
Tôm là một trong những thực phẩm giàu DHA, mẹ có thể lựa chọn để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày cho trẻ. Với nguyên liệu tôm mẹ có thể chế biến thành nhiều món cho bé: rang, luộc, hấp, nấu canh... Tuy nhiên mẹ cần chú ý đến liều lượng thích hợp cho trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ cần khoảng 20-50gr vì nếu cho trẻ ăn quá nhiều có thể trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa.
6. Tảo biển
DHA từ tảo biển có tính ổn định và tinh khiết cao bởi có nguồn gốc từ loài tảo vùng biển sâu, hoàn toàn tự nhiên không biến đổi gen. DHA từ tảo được sản xuất trong điều kiện vô trùng khép kín, nhờ đó không bị ảnh hưởng bởi các tạp chất và ô nhiễm biển.
7. Đậu hũ
100 g đậu phụ có thể chứa tới 400 mg Omega 3, đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu về chất béo mỗi ngày. Với bà bầu và phụ nữ sau sinh, đậu phụ còn là nguồn cung cấp protein và canxi tuyệt vời.
8. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa tăng cường omega-3 và sữa chua có thể là những lựa chọn phù hợp. Hiện tại có nhiều sữa công thức dành cho trẻ nhỏ chứa a-xít béo omega-3 DHA vì một số nghiên cứu cho rằng nó hỗ trợ sự phát triển não bộ.
9. Bí ngô
Nói đến bí ngô phải kể đến thành phần Omega-3, ngoài Omega-3 còn chứa các thành phần: vitamin A, C, E, magie, canxi, chất xơ, axit folic, beta-carotene. Không chỉ có phần thịt quả quả bí ngô mà hạt bí ngô cũng là nguồn cung cấp Omega 3 dồi dào. Sử dụng bí ngô thường xuyên trong khẩu phẩn ăn của bé không những giúp bé thông minh hơn mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, phát triển xương hoàn hảo cho bé.
Các yếu tố khác quan trọng giúp trẻ thông minh hơn
- Dinh dưỡng đúng: Cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển. Chế độ ăn phải bảo đảm đủ năng lượng và có đủ các dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng chiều cao là chất đạm, canxi, kẽm, sắt, Iốt, vitamin A, D, E… Nên ăn phối hợp, đa dạng với trên 20 thực phẩm mỗi ngày, đảm bảo đủ lượng chất đạm từ thịt cá, trứng, sữa, đậu đỗ…
- Vận động hợp lý: Tùy theo độ tuổi trẻ mà có những bài tập và thời lượng thích hợp. Vận động đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ cao lớn, ngăn ngừa bệnh thừa cân béo phì. Giấc ngủ sâu thường bắt đầu khoảng 1-2 giờ sau khi ngủ. Vì vậy trẻ con phải ngủ sớm trước 22h.