Khi cuộc sống ngày càng hiện đại thì bên cạnh các hoạt động vui chơi giải trí, mọi người ngày càng có ý thức chú ý và giữ gìn sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, giữ gìn sức khỏe thế nào mới là đúng cách thì lại không phải là việc ai cũng làm được.
Có những việc chúng ta vẫn làm hàng ngày và tưởng rằng nó có lợi cho sức khỏe, có tác dụng chữa bệnh nhưng thực tế nếu lạm dụng hoặc làm không đúng cách thì chúng ta lại vô tình đang làm hại chính mình. Điển hình là những việc làm sau đây.
1. Ăn cháo mỗi ngày: Mất cân bằng dinh dưỡng
Một số người cao tuổi thích ăn cháo quanh năm vì răng yếu, chức năng nhai kém. Cũng có người ăn cháo nhưng một bài thuốc để duy trì sức khỏe. Nhưng nếu ăn cháo trong thời gian dài sẽ khiến cho tổng lượng calo và chất dinh dưỡng vào cơ thể không đủ để cơ thể tiêu thụ, từ đó dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
Vậy nên, cho dù ăn cháo hay ăn cháo thuốc là một phương pháp giữ gìn sức khỏe nhưng sẽ không phù hợp với tất cả mọi người. Chỉ những người có cơ thể rất yếu hoặc cần điều trị bệnh mới nên áp dụng phương pháp này theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Bổ sung vitamin liều cao hàng ngày: Gây sỏi và xơ cứng động mạch
Nhiều người coi vitamin như một liều thuốc chữa bách bệnh, đem lại sự khỏe mạnh nên đều đặn uống vài viên mỗi ngày. Thực tế, nếu cơ thể không thiếu vitamin thì việc uống vitamin cũng sẽ trở thành lãng phí và thậm chí còn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe.
Ví dụ, ở những bệnh nhân bị loét dạ dày, nếu cứ bổ sung một lượng lớn vitamin C thì không những không có tác dụng mà còn làm nặng thêm tình trạng kích ứng dạ dày.
Thông thường, một số người dùng viên sủi vitamin C như một loại thuốc để cải thiện khả năng miễn dịch, nhưng thực tế chỉ những người bị thiếu vitamin mới cần bổ sung. Một khi sử dụng quá liều vitamin C trong thời gian dài cũng có thể gây sỏi đường tiết niệu và đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch.
Tương tự như vậy, nhiều người nghĩ rằng càng hấp thụ nhiều canxi thì xương càng chắc khỏe nên đã bổ sung liên tục trong thời gian dài. Nhưng bổ sung quá nhiều canxi lại có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt và kẽm của cơ thể, đồng thời dễ gây ra các biến chứng như tăng canxi huyết và sỏi thận.
3. Uống thật nhiều nước mỗi ngày: Làm tổn thương thận
Nhiều người cứ nhất định tin rằng phải uống đủ 8 cốc nước (tương đương 2000ml) thì mới tốt cho sức khỏe, như thế cơ thể mới được cung cấp đủ nước. Trên thực tế, trong các bữa ăn chính của chúng ta cũng có nước (trong món canh, súp...) nên lượng nước uống có thể giảm xuống. Hơn nữa, nhu cầu bổ sung nước cũng khác nhau ở mỗi người. Ngay cả với một người thì tùy từng thời điểm, hoạt động mà cần bổ sung lượng khác nhau. Ví dụ, những người tập thể dục nhiều, thường xuyên làm việc nặng ra nhiều mồ hôi sẽ cần uống nhiều nước hơn những người khác ít vận động.
Mọi người cần biết rằng uống quá nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, nhiễm độc sẽ làm tổn thương thận. Uống nhiều nước cũng có thể dẫn đến hàm lượng natri trong máu thấp và gây ra tình trạng "hạ natri máu", gây ngủ li bì, buồn nôn, co giật và thậm chí hôn mê.
4. Ăn nóng: Ung thư thực quản
Nói đến ăn uống, người ta vẫn có quan niệm "ăn nóng mới ngon". Thế nhưng, thói quen ăn uống này lại có thể tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Thực quản của con người rất mềm và chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50-60 độ C. Trên nhiệt độ này, màng nhầy của thực quản sẽ bị "đốt cháy".
Nếu thường xuyên ăn đồ nóng, niêm mạc bị tổn thương chưa được phục hồi sẽ càng trở nên tồi tệ và có thể hình thành các vết loét nông. Tình trạng này diễn ra liên tục sẽ khiến chất lượng niêm mạc bị thay đổi và phát triển thành khối u.
Vậy nên, tốt nhất không ăn thức ăn nóng, nên ăn thức ăn ở nhiệt độ dưới 60 độ càng tốt.
5. Đi 10.000-20.000 nước mỗi ngày: Đầu gối bị "tàn phá"
Theo các chuyên gia thể dục, mặc dù tập thể dục đi bộ rất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải nắm vững phương pháp tập luyện phù hợp, đi bộ nhiều một cách mù quáng rất dễ làm tổn thương chân!
Đi 10.000 bước mỗi ngày tương đối đơn giản đối với người quen vận động, dù có tăng lên 20.000 bước cũng chỉ là bài tập bình thường.
Nhưng với một người thường lười vận động mà đột ngột đi từ 10.000 đến 20.000 bước mỗi ngày, không chỉ khiến cơ thể bị quá sức mà còn có thể gây tổn thương đến khớp, dây chằng và xương, gây phản tác dụng. Vì vậy, nếu muốn đi bộ, tốt nhất nên tiến hành dần dần.
Bí quyết giữ gìn sức khỏe không tốn một xu
Để luôn khỏe mạnh, tại sao bạn không làm ngay những việc này, vừa đơn giản, hiệu quả lại không hề tốn kém.
1. Cười: Bí quyết trường thọ
Theo thống kê, cứ một trận cười thì có khoảng 80 cơ từ mặt đến bụng tham gia thể thao. Cười 100 lần tương đương với việc đi xe đạp trong 15 phút, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường chức năng tim và phổi.
2. Tiếp xúc ánh mặt trời: Bổ sung canxi
Da người chứa một lượng lớn 7-dehydrocholesterol, có thể chuyển hóa thành vitamin D3 dưới bức xạ tia cực tím, sau đó được hấp thụ vào máu, thông qua hoạt động trong gan và thận để tạo ra vitamin D.
Vitamin D đóng vai trò không chỉ thúc đẩy sự hấp thu canxi và phốt pho mà còn trực tiếp điều chỉnh sự trao đổi chất của xương, và có tác dụng ngăn ngừa và điều trị loãng xương.
3. Ngâm chân vào ban đêm: Thúc đẩy tuần hoàn máu
Bàn chân là căn cứ của khí huyết, khi chân bị lạnh thì khí huyết lưu thông sẽ chậm lại, do đó, nơi này dễ có cảm giác lạnh hơn những nơi khác.
Ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ hàng ngày để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, cải thiện chức năng tim mạch, giảm mệt mỏi, dễ ngủ. Người trẻ nên ngâm chân trong 15-20 phút mỗi ngày, người già có thể kéo dài thêm 20-30 phút với nhiệt độ nước không quá 40 độ C.
Tuy nhiên, những người bị suy giãn tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch, tiểu đường, bệnh tim nặng không thích hợp ngâm chân.
4. Chăm chỉ đọc sách: Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Đối với những người siêng năng đọc sách và sử dụng trí não, các mạch máu não thường ở trạng thái thư giãn để cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Nhờ đó trì hoãn được sự lão hóa của hệ thần kinh trung ương, thúc đẩy lưu thông máu, duy trì sự phối hợp và thống nhất của tất cả các chức năng của hệ thống trong cơ thể, và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Tham khảo: SongYun/aboluowang