Di Hòa Viên - Kiệt tác nghệ thuật của hoàng gia Trung Quốc

Di Hòa viên (Cung điện Mùa hè) còn có tên gọi khác là “Thanh Y Viên” là cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hoà viên (nghĩa là "vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa") đến nay vẫn còn được bảo tồn tốt.

Di Hòa Viên là kiệt tác nghệ thuật cảnh quan với vẻ đẹp hoàng gia lộng lẫy của Trung Quốc. Nằm trong số những khu vườn hoàng gia đầu tiên và nổi tiếng, nó kết hợp hài hòa kiến trúc cung đình với thiên nhiên, tạo nên khung cảnh lãng mạn, thanh thoát. Các công trình kiến trúc không chỉ đẹp đẽ mà còn phản ánh sự uy nghiêm của thời kỳ phong kiến Trung Hoa, được bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và sự tôn nghiêm.

Di Hòa Viên có 2 tòa lầu từng diễn ra chuyện đáng sợ gì mà Càn Long và Từ Hi không dám bước chân vào?- Ảnh 1.

Di Hòa Viên là kiệt tác nghệ thuật cảnh quan với vẻ đẹp hoàng gia lộng lẫy của Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Trước khi Di Hòa Viên được xây dựng, khu vực này từng có nhiều công trình kiến trúc được dựng nên với nhiều tên gọi. Vào thời đại nhà Tấn, Kim Sơn cung ban đầu được xây dựng tại khu vực hiện nay là Di Hoà viên. Đến thời nhà Minh, một ngôi chùa có tên Viên Tĩnh từng tọa lạc ở đây. Sau đó, Minh Vũ Tông đã xây thêm một cung điện bên cạnh hồ Côn Minh và đặt tên là "Hảo Sơn viên". Sau nhiều lần thay đổi, Hảo Sơn viên cuối cùng được đổi tên thành Kim Hải.

Đến năm 1750, Hoàng đế Càn Long cho xây dựng Thanh Y viên tại đây để kỷ niệm ngày sinh nhật của mẫu hậu.

Trong Chiến tranh Nha Phiến năm 1860, lực lượng liên minh Anh - Pháp đã gây tổn hại nghiêm trọng cho Thanh Y viên. Gần ba thập kỷ sau, vào khoảng năm 1888, Từ Hi Thái hậu đã sử dụng quỹ dành cho việc hiện đại hóa hải quân để phục hồi và cải tạo khu vườn trong mười năm, và đổi tên nó thành Di Hoà viên.

Di Hòa Viên có 2 tòa lầu từng diễn ra chuyện đáng sợ gì mà Càn Long và Từ Hi không dám bước chân vào?- Ảnh 2.

Cả hoàng đế Càn Long và Từ Hi thái hậu đều rất coi trọng Di Hòa Viên. (Ảnh: Sohu)

Sau một lần nữa bị phá hoại trong loạn Quyền Phỉ năm 1900 bởi liên quân của tám quốc gia, khi Từ Hi Thái hậu quay trở về Bắc Kinh vào năm 1903, bà đã tiến hành một cuộc đại tu sửa chữa cho hoa viên.

Cả hoàng đế Càn Long và Từ Hi thái hậu đều rất coi trọng nơi này. Tuy nhiên, Di Hòa Viên có 2 tòa lầu đặc biệt mà cả hoàng đế Càn Long và Từ Hi thái hậu đều khiếp sợ, không dám bước chân vào. Đó là nơi nào?

Phật Hương Các – Tòa lầu mà hoàng đế Càn Long không dám bước chân vào

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất tại Di Hòa Viên chính là Phật Hương Các, tỏa sáng rực rỡ dưới nắng. Tọa lạc trên sườn Vạn Thọ và đối diện với hồ Côn Minh, Phật Hương Các không chỉ sở hữu giá trị thẩm mỹ cao mà còn là biểu tượng sâu sắc trong kiến trúc của khu vườn, minh chứng cho mối liên kết mật thiết giữa con người và thiên nhiên.

Phật Hương Các chứa đựng những câu chuyện thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử của triều Thanh. Lúc đầu, đây là một tháp Cửu tầng Phật giáo có tên là Diên Thọ Tháp. Khi công trình đang triển khai đến tầng thứ tám, Hoàng đế Càn Long đã quả quyết làm thay đổi thiết kế, biến nó thành một cấu trúc giống Lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán.

Di Hòa Viên có 2 tòa lầu từng diễn ra chuyện đáng sợ gì mà Càn Long và Từ Hi không dám bước chân vào?- Ảnh 3.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất tại Di Hòa Viên chính là Phật Hương Các. (Ảnh: Sohu)

Nguyên nhân chính là bởi khi những người thợ làm công trình nhận ra rằng nền móng bắt đầu không còn vững chắc khi họ xây đến tầng tám. Hoàng đế Càn Long lập tức đã ra lệnh khám phá xung quanh để tìm ra vấn đề, và một phát hiện đầy bất ngờ đã được làm sáng tỏ: một ngôi mộ cổ thời nhà Minh được tìm thấy ngay dưới nền móng công trình.

Trong quá trình khai quật, người ta phát hiện ra một tấm bia đá có khắc lời nguyền bí ẩn: "Nhĩ bất động ngã, ngã bất động nhĩ" (nghĩa là: Nếu ngươi không làm gì ta, ta cũng sẽ không làm gì ngươi), liên quan đến một Vương phi của triều đại cũ. Sự việc này đã khiến Hoàng đế Càn Long cực kỳ hoang mang. Để đối phó, ông lập tức ra lệnh che lấp khu vực mộ và xây dựng một ngôi đền lớn để trấn áp nơi đó, đặt tên là Phật Hương Các.

Ngày nay, Phật Hương Các vẫn đứng sừng sững như một tòa lầu bí ẩn, nơi mà ngay cả vị hoàng đế quyền lực như Càn Long cũng không dám bước chân vào. Đây không chỉ là một kiệt tác kiến trúc mà còn chứa đựng và phản ánh những huyền thoại sống động của lịch sử Trung Quốc.

Lạc Thọ Đường – Tòa nhà "ẩn giấu" bí mật đáng sợ của Từ Hi thái hậu

Nằm hiền hòa bên bờ Đông Bắc của Hồ Côn Minh, Lạc Thọ Đường từng là nơi nghỉ dưỡng yêu thích của Từ Hi Thái Hậu. Lạc Thọ Đường, khởi công xây dựng vào năm 1750 dưới triều đại hoàng đế Càn Long, đã được tái thiết năm 1886 sau khi bị phá hủy, hiện nay nổi bật với kiến trúc một tầng và hình chữ thập đặc trưng. Công trình này phản ánh rõ nét phong cách kiến trúc truyền thống của Trung Hoa qua các chi tiết tinh xảo, hoa văn cầu kỳ và màu sắc lôi cuốn.

Tuy nhiên, Lạc Thọ Đường từng gắn bó với truyền thuyết đáng sợ khiến Từ Hi thái hậu vô cùng khiếp sợ. Cụ thể, có một thái giám tên Tiểu Lục Nhi do phạm luật đã khiến Từ Hi Thái hậu tức giận. Bà đã ra lệnh trừng phạt hắn một cách khắc nghiệt, đánh đến sáu mươi trượng. Hậu quả của hình phạt nặng nề ấy là cái chết của Tiểu Lục Nhi.

Di Hòa Viên có 2 tòa lầu từng diễn ra chuyện đáng sợ gì mà Càn Long và Từ Hi không dám bước chân vào?- Ảnh 4.

Lạc Thọ Đường từng là nơi nghỉ dưỡng yêu thích của Từ Hi Thái Hậu. (Ảnh: Sohu)

Chỉ vài ngày sau sự kiện kia, Từ Hi Thái hậu bắt đầu cảm thấy bất an và không thể ngủ ngon. Mỗi lần cố gắng chợp mắt, hình ảnh đau đớn của Tiểu Lục Nhi lại hiện ra trước mắt, khiến bà sợ hãi đến ngất xỉu.

Từ Hi Thái hậu gặp phải tình trạng tâm lý không ổn định, không thể tìm thấy sự yên bình dù đã thử nhiều cách. Các cơn ác mộng liên tục khiến bà càng thêm hoảng sợ, và dù lực lượng cảnh vệ đã cố gắng tăng cường an ninh, điều đó không làm cải thiện tâm trạng của bà. Tình hình của Từ Hi Thái hậu ngày càng xấu đi.

Tin tức về những rắc rối tâm lý của bà nhanh chóng lan truyền khắp nơi, từ trong đến ngoài hoàng cung, tạo ra tâm trạng hoảng loạn. Cuối cùng, Từ Hi Thái hậu cùng với đoàn tùy tùng của mình đã phải rời Lạc Thọ Đường trở về cung điện , và từ đó, Lạc Thọ Đường trở thành một địa điểm hiu quạnh, không ai dám ghé thăm.

Tổng hợp