Điều hòa không khí, thường được gọi là máy lạnh, là thiết bị điện tử được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình, văn phòng và cơ sở thương mại, để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong không gian sống và làm việc, mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Không chỉ giảm nhiệt độ, điều hòa còn có khả năng lọc sạch không khí, loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa và các chất ô nhiễm khác, góp phần nâng cao chất lượng không khí. Đặc biệt trong những ngày hè nóng nực, điều hòa không khí trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Nhiều người có thói quen đặt máy lạnh ở 26 độ C vì nghĩ rằng nó vừa đủ mát, không quá lạnh và tiết kiệm điện hơn hẳn việc để nhiệt độ thấp. Điều này là hoàn toàn đúng.

Mặc dù vậy, khi đi ngủ, chỉ riêng chế độ làm lạnh 26 độ C chưa phải là lý tưởng nhất, thay vào đó, trước khi ngủ, bạn nên bật thêm chế độ sleep (chế độ ngủ) của điều hòa. Vì sao?

Đi ngủ điều hòa chỉ bật 26 độ là chưa chuẩn: Bấm thêm nút này vừa tốt cho sức khỏe vừa tiết kiệm- Ảnh 1.

Chế độ sleep được thiết kế để tự động điều chỉnh nhiệt độ trong phòng theo thời gian, phù hợp với nhu cầu của cơ thể khi chúng ta ngủ. Vì thân nhiệt tự nhiên giảm xuống vào ban đêm, việc nhiệt độ điều hòa tăng lên một cách từ từ giúp cơ thể không cảm thấy lạnh quá mức, đặc biệt là khi bạn đã ngủ sâu.

Ví dụ: Trước khi đi ngủ, bạn thiết lập cài đặt mức nhiệt là 26 độ C và bấm thêm chế độ sleep. Sau khoảng 30 - 60 phút, máy sẽ tự động tăng lên 27 độ C. Sau đó, nhiệt độ sẽ tiếp tục được tự điều chỉnh và duy trì sự thoải mái nhất với cơ thể suốt cả đêm.

Đi ngủ điều hòa chỉ bật 26 độ là chưa chuẩn: Bấm thêm nút này vừa tốt cho sức khỏe vừa tiết kiệm- Ảnh 2.

Nhờ vậy, chế độ sleep giúp ngăn chặn nguy cơ cảm lạnh hoặc các vấn đề về hô hấp mà có thể xảy ra do hiện tượng phòng quá lạnh trong khi ngủ.

Khi nhiệt độ phòng được duy trì ở mức thoải mái mà không quá lạnh, giấc ngủ sẽ được cải thiện. Chất lượng giấc ngủ tốt hơn giúp cơ thể phục hồi tốt hơn và sẵn sàng cho ngày mới.

Ngoài ra, khi máy lạnh hoạt động ở chế độ sleep, thiết bị không phải làm việc quá sức để duy trì nhiệt độ lạnh cố định mà thực hiện điều chỉnh tăng dần theo thân nhiệt của cơ thể, từ đó giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ. Theo nghiên cứu, mỗi khi giảm 1 độ C trên điều hòa, công suất tiêu thụ điện sẽ tăng khoảng 7-10%, vì vậy việc tăng nhiệt độ từ từ giúp tiết kiệm điện đáng kể.

Thực chất, mỗi thương hiệu điều hòa đều có những thiết kế riêng biệt dành riêng cho chế độ Sleep trên sản phẩm của họ.

Tổng hợp