Thế hệ siêu tiết kiệm và ngại rủi ro

Theo CNBC, Morgan Housel, đối tác của quỹ đầu tư Collaborative Fund và là tác giả của cuốn sách "The Psychology of Money", đã nói trong một cuộc gọi điện thoại với CNBC rằng cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ dẫn đến một thế hệ siêu tiết kiệm - những người cảnh giác cao với rủi ro tài chính.

"Khi bạn đột nhiên thức dậy với thực tế rằng thế giới mong manh hơn nhiều so với mình từng nghĩ, bạn sẽ có cảm giác rụt rè về tương lai hơn nhiều so với trước đây", anh nói với CNBC.

"Tôi nghĩ điều đó sẽ dẫn đến một thế hệ ít quan tâm đến việc chấp nhận rủi ro và họ sẽ không bận tâm nếu từ bỏ cơ hội vì họ ngày càng quan tâm đến sự an toàn hơn."

Dịch Covid-19 có thể tạo ra một thế hệ siêu tiết kiệm và định hình lại nền kinh tế - Ảnh 1.

Chủng mới của Covid-19, lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm 2019, cho đến nay đã lây nhiễm cho một triệu người trên toàn cầu, với tổng số người chết là hơn 53.000. Những lo ngại về mức độ, thời gian của sự bùng phát cũng đã làm rung chuyển các thị trường chứng khoán toàn cầu và khiến các nhà phân tích trên khắp thế giới cảnh báo rằng một cuộc suy thoái sâu sắc đang diễn ra.

Bộ Lao động Hoa Kỳ đã báo cáo hôm thứ Năm vừa qua rằng 6,6 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã được nộp vào tuần qua - gấp đôi số tuần trước đó. Các nhà kinh tế dự báo con số sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh khủng hoảng.

Housel suy đoán rằng cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến nền kinh tế sẽ có tác động sâu sắc đến con người, khả năng suy nghĩ về tương lai theo một cách lạc quan.

"Ngay cả khi cuộc khủng hoảng này kết thúc vào ngày mai (rõ ràng, nó sẽ không xảy ra) thì những gì đã trải qua đã đủ nghiêm trọng khi để lại một tác động mang tính thế hệ", anh ấy cảnh báo.

Tác động tới nền kinh tế

Mặc dù Housel cho rằng một động thái xã hội đối với việc tích trữ tiền mặt có thể sẽ cản trở tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhưng ông tuyên bố sẽ có một triển vọng khác về kinh tế.

"Điều này sẽ tạo ra một hệ thống mà chúng ta có khả năng quản lý, đón nhận những cú sốc trong tương lai tốt hơn bây giờ. Liệu điều đó có làm chậm tốc độ tăng trưởng trong tương lai? Có thể lắm nhưng nó sẽ tạo ra một xã hội mạnh hơn về mặt tài chính." - Housel cho biết.

Trong lịch sử, những cú sốc kinh tế mạnh mẽ thường thúc đẩy sự thay đổi trong chi tiêu, khi người tiêu dùng muốn tiết kiệm tiền mặt của họ trong bối cảnh bấp bênh.

Dịch Covid-19 có thể tạo ra một thế hệ siêu tiết kiệm và định hình lại nền kinh tế - Ảnh 2.

Tỷ lệ người Mỹ thích tiết kiệm hơn trong chi tiêu tăng đáng kể sau khủng hoảng năm 2008 theo dữ liệu của Gallup. Trong khảo sát năm 2019, trên 60% người trưởng thành vẫn nói rằng họ thích tiết kiệm hơn chi tiêu.

Như vậy, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi Covid-19 đã ảnh hưởng đến thói quen chi tiêu; nghiên cứu được công bố vào thứ ba bởi công ty tài chính cá nhân Bankrate cho thấy 52% người Mỹ đã cắt giảm chi tiêu của họ để đối phó với đại dịch.

Mark Hamrick, nhà phân tích kinh tế cấp cao tại Bankrate, cho biết nó có thể gây tổn hại về kinh tế nếu các thế hệ trẻ thực sự trở nên sợ rủi ro hơn.

"Một điều chúng tôi thấy từ cuộc khủng hoảng tài chính là mọi người - đặc biệt là những người trẻ tuổi - có xu hướng đầu tư ít vào thị trường chứng khoán bằng tiền tiết kiệm hưu trí của họ, bởi vì về cơ bản họ đã không tin vào thị trường", anh nói với CNBC trong một cuộc gọi.

"Nhiều người trong số đó, đặc biệt là thế hệ millennials, đã mất cơ hội nghỉ hưu sớm."

Dịch Covid-19 có thể tạo ra một thế hệ siêu tiết kiệm và định hình lại nền kinh tế - Ảnh 3.

Theo CNBC