Năm 2021, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, điểm chuẩn đại học sẽ tăng so với năm 2020. Lý do là nhiều trường đã cắt giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ còn khoảng từ 30% - 50%, các chỉ tiêu tuyển sinh cho các phương thức khác (như điểm học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế) tăng lên.
Từ dữ liệu điểm thi, phổ điểm mà Bộ GDĐT đã công bố, cũng có thể thấy phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tăng ở nhiều môn thi. Số lượng bài thi đạt điểm cao cũng tăng thêm khá nhiều, đặc biệt ở môn Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Sinh học, Ngữ văn.
Theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT), điều này sẽ khiến điểm chuẩn đại học năm nay tăng hơn so với năm trước.
Sau khi biết điểm thi, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào. Dựa vào số điểm thi thực tế mà mình có, thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng xét tuyển ban đầu để có cơ hội trúng tuyển cao hơn vào những ngành học mơ ước.
Theo các chuyên gia tuyển sinh, các nhà quản lý, thí sinh cần tham khảo phổ điểm thi, điểm chuẩn của các trường trong 2-3 năm liên tiếp để ước lượng cơ hội của bản thân.
Ngoài ra, thí sinh cũng nên đăng ký một số ngành/trường có điểm chuẩn thấp hơn điểm mình có để đảm bảo cơ hội trúng tuyển đại học trong trường hợp điểm chuẩn có biến động hơn năm trước.
Sau đây là điểm chuẩn cao nhất, thấp nhất của 202 trường đại học năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021. Điểm chuẩn là tổng điểm ba môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên khu vực (nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú) và đối tượng (con thương binh, liệt sĩ, người dân tộc thiểu số...), tính theo thang 30; một số ngành thi Ngoại ngữ, Năng khiếu nhân hệ số 2, thang 40.
Thí sinh tham khảo để thay đổi nguyện vọng phù hợp: