Bạn cắt giảm lượng calo, sắp xếp thời gian phù hợp để tới phòng tập thể dục và không bao giờ ăn tối sau 20 giờ, vậy tại sao bạn vẫn không thể tháo chiếc "lốp dự phòng" ở quanh bụng (mỡ bụng)? Nếu quả thực bạn đang ở trong tình trạng vậy thì hãy xem xét đến khả năng cơ thể của bạn đang bị viêm mãn tính và chính điều này chiến đấu chống lại những nỗ lực giảm cân của bạn.
Viêm mãn tính có ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?
Bạn có thể nghĩ viêm mãn tính là hệ thống an ninh cho ngôi nhà của bạn. Trước khi bạn rời khỏi nhà mỗi buổi sáng và khi bạn đi ngủ, bạn bật công tắc và ngôi nhà của bạn được bảo vệ khỏi những kẻ xâm lược.
Phản ứng viêm của cơ thể hoạt động theo cách tương tự. Hệ miễn dịch của bạn là hệ thống an ninh và viêm là tín hiệu báo động. Khi báo động - tình trạng viêm - được kích hoạt bất cứ khi nào cơ thể phát hiện có kẻ xâm lược. Với cơ thể bạn, kẻ xâm lược đó có thể là bất cứ thứ gì từ đầu gối bị thâm tím đến phản ứng dị ứng với phấn hoa... Với cơ thể khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ là hệ thống xử lý báo động đó.
Và có một thủ phạm ngấm ngầm kích hoạt báo động của bạn mỗi ngày, đó là thức ăn.
Những gì chúng ta ăn có thể đóng góp đáng kể dẫn đến viễm mãn tính. Đó là khi bạn tiêu thụ các thực phẩm có khả năng kích hoạt viêm cao. Khi bạn ăn chúng hàng ngày, bạn sẽ liên tục bật hệ thống báo động của cơ thể. Một khi không được xử lý kịp, phản ứng viêm không ngừng này có thể dẫn đến tăng cân, buồn ngủ, các vấn đề về da, các vấn đề về tiêu hóa và một loạt các bệnh, từ bệnh tiểu đường đến béo phì.
Một số thực phẩm dễ kích hoạt viêm trong cơ thể
1. Đường
Đường có nhiều trong: Soda, đồ ăn nhanh, kẹo, cà phê...
Theo một bài đánh giá trên Tạp chí Nội tiết học (Journal of Endocrinology), khi chúng ta ăn quá nhiều đường chứa glucose, cơ thể không thể xử lý đủ nhanh, từ đó có thể làm tăng mức độ của các chất gây viêm được gọi là cytokine.
Từng đó không phải là tất cả. Đường còn ngăn chặn hiệu quả của khả năng tiêu diệt mầm của tế bào máu trắng, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể và làm cho chúng ta dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm hơn. Cách đơn giản nhất là loại bỏ các loại thực phẩm có đường huyết cao (đường tăng đột biến và đường huyết) để sang các lựa chọn thay thế GI thấp, như ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm có chất béo, protein và chất béo lành mạnh. Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng đã phát hiện ra rằng trong chế độ ăn uống có lượng calo bằng nhau, những người thừa cân đã ăn chế độ ăn ít GI sẽ giảm mức protein sinh học kháng viêm C trong khi người tham gia chế độ ăn GI cao thì không.
2. Sản phẩm từ sữa
Sản phẩm từ sữa bao gồm: Sữa, phô mai mềm, sữa chua, bơ...
Tiêu thụ một lượng sữa chua vừa phải thực sự có thể giúp giảm viêm nhờ khả năng "chữa bệnh" của các probiotic đường ruột nhưng kể cả sữa chua và các sản phẩm khác từ sữa cũng là một nguồn chất béo bão hòa gây viêm. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa sữa nguyên kem với sự phá vỡ hệ vi sinh đường ruột của chúng ta, thực sự làm giảm mức độ của các vi khuẩn đường ruột tốt - "chiến binh" chính trong việc giảm viêm. Do vậy, tiêu thụ nhiều nhóm thực phẩm này có thể sẽ kích hoạt viêm trong cơ thể.
Không những thế, sữa còn là một chất gây dị ứng phổ biến. Theo thống kê của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), có tới 30-50 triệu người Mỹ không dung nạp lactose. Nếu bạn cảm thấy đặc biệt khó chịu trong bụng sau khi ăn nhóm thực phẩm từ sữa thì hãy xem xét cắt chúng khỏi chế độ ăn uống của mình.
Nhiều người lo lắng, nếu cắt bỏ sữa, bạn sẽ bị thiếu canxi. Nhưng theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, bạn có thể bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi từ thực vật vào chế độ ăn uống của mình.
3. Chất ngọt nhân tạo
Chất ngọt nhân tạo có nhiều trong các sản phẩm không có đường, thức uống giải khát không có calo...
Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Nature cho thấy rằng việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo ở cả chuột và con người đều làm tăng nguy cơ không dung nạp glucose do nó làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy sự gia tăng của vi khuẩn đường ruột xấu mà trước đó đã được kết hợp với bệnh tiểu đường loại 2.
Khi cơ thể chúng ta không thể chuyển hóa glucose đúng cách, nó có thể dẫn đến sự giải phóng các cytokine gây viêm, như trường hợp tiêu thụ đường và tinh bột. Trên hết, chất làm ngọt nhân tạo làm gián đoạn thành phần của hệ vi sinh đường ruột của chúng ta bằng cách giảm mức độ vi khuẩn tốt Bacteroides - loại vi khuẩn được biết là giúp giải phóng các hợp chất chống viêm.
4. Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa có nhiều trong bánh mì kẹp thịt, pizza, kẹo, khoai tây chiên...
Chúng ta có thể vừa mới loại bỏ chất béo bão hòa trong mối liên hệ của chúng với bệnh tim, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng an toàn. Theo đánh giá của tạp chí Expert Review of Heartiovascular Therapy, chất béo bão hòa có thể kích hoạt viêm ở mô mỡ màu trắng (mô mỡ).
Mô trắng này là loại chất béo lưu trữ năng lượng chứ không đốt năng lượng như tế bào mỡ màu nâu. Và khi các tế bào mỡ của bạn trở nên lớn hơn nhờ lượng lớn chất béo bão hòa, chúng thực sự giải phóng các tác nhân gây viêm thúc đẩy viêm toàn thân.
5. Thịt chế biến
Thịt chế biến bao gồm: Thịt xông khói, xúc xích...
Thịt chế biến thường được chế biến từ thịt đỏ có hàm lượng chất béo bão hòa cao và có chứa hàm lượng cao các sản phẩm cuối cùng (AGEs) - các hợp chất viêm được tạo ra khi các loại thịt chế biến này được sấy khô, hun khói, khử trùng và nấu ở nhiệt độ cao.
Đó là còn chưa kể đến một yếu tố khác là các "loại thịt bí ẩn" này còn chứa chất bảo quản, chất tạo màu và hương liệu nhân tạo... có thể tấn công vào hệ thống miễn dịch của chúng ta.
Để tránh những nguy cơ này, tốt nhất bạn nên tránh những thực phẩm có khả năng gây viêm cao như trên nhé.