Đương nhiên, các loại cá khác nhau thì có công dụng bồi bổ sức khỏe không giống nhau. Dưới đây là nhiều loại cá bổ dưỡng mà có thể bạn chưa hề biết tới tác dụng của chúng.

Cá trắm cỏ - Làm ấm dạ dày


Giàu vitamin B1, B2, niacin, axit béo không bão hòa cũng như các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, kẽm, selen…, là món ăn dưỡng sinh giúp ôn trung bổ hư. Có tác dụng làm ấm dạ dày, bình gan. Món ăn này có thể dùng cho người bị mỡ máu cao, trẻ em phát triển không tốt, người bị sưng phù, phổi kết hạch, ít sữa sau sinh… Cá trắm hấp còn mang lại công dụng sáng mắt, thích hợp cho người già dùng để bồi bổ sức khoẻ.

Cá hố - Bồi bổ ngũ tạng

Có tác dụng làm ấm dạ dày, bổ hư, sáng da, đuổi gió, sát trùng, bồi bổ ngũ tạng...có thể dùng để hỗ điều trị bệnh viêm gan mạn dai dẳng, viêm gan mạn tính. Những người mắc bệnh gan sau khi dùng hấp chin cá hồ dưới một lớp dầu lên trên bề mặt, ăn để cải thiện triệu chứng bệnh.

Điểm mặt các loại cá bổ dưỡng mà bạn nên ăn 1
Ảnh minh họa

Cá diếc – Lợi tiểu

Cá diếc có vị thơm, là món ăn ngon và lành. Thịt cá chứa nhiều dinh dưỡng: protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, và nhiều khoáng chất như canxi 70mg%, phốt pho 152mg%, sắt 0,8mg%, nhiều vitamin các loại như B1, axit nicotinic... Đông y cho rằng, cá diếc có tác dụng ôn trung bổ hư, ích khí kiện tì, lợi tiểu..., được dùng cho những người bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, gầy còm ốm yếu, khí huyết bất túc khiến ăn uống kém, ợ chua, hoặc tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó...

Ngoài ra, cá diếc còn giúp lợi sữa, có lợi cho chức năng tim mạch, giảm độ nhớt máu, thúc đẩy tuần hoàn máu.

Cá chép – Trị ho và hen suyễn

Theo Đông y, cá chép mang vị ngọt tính bình, chứa nhiều đạm và nhiều vitamin. Có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, trị ho và hen suyễn, hạ khí thông nhũ, khai vị kiện tỳ (lợi tiểu tiêu phù, thông sữa, tạo thèm ăn và bồi dưỡng hệ tiêu hóa). Bất kể ai có các chứng ứ nước trong cơ thể, tiêu chảy nước, bí tiểu, hoàng đản (vàng da) và thai nghén phù thũng đều có thể dùng.

Đối với những người nhiều đờm ứ tắc, ho suyễn khó thở, thai động bất an, thiếu sữa sau khi sinh cũng có tác dụng điều trị nhất định. Cá chép còn thích hợp cho người luống tuổi, phụ nữ thai nghén hay “tẩm bổ” sau khi sinh.

Cá bống – Tốt cho da

Cá bống có công dụng ôn trung ích khí, làm ấm dạ dày, lưu thông khí huyết qua da…là thực phẩm bổ khí dưỡng sinh. Cá bống cũng chứa hàm lượng collagen phong phú, vừa có tác dụng tăng cường sức khoẻ, lại có thể làm đẹp, được coi là thực phẩm lý tưởng cho làn da của chị em, giúp giải quyết các vấn đề như da khô, gàu, tóc khô rụng…

Điểm mặt các loại cá bổ dưỡng mà bạn nên ăn 2
Ảnh minh họa
 
Cá trích – Chống ung thư


Cá trích là loại cá ít tanh, ăn rất lành, thịt trắng, ít mỡ ăn rất béo vì chứa nhiều dầu. Dầu trong cá trích chứa nhiều omega-3. Omega-3 là một dạng axit béo sản xuất ra DHA - chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, tăng cường sức khỏe não bộ, điều chỉnh huyết áp và phòng bệnh tim mạch. Ngoài ra cá trích còn cung cấp vitamin D rất tốt cho cơ thể.

Cá trích có tác dụng bổ khí dưỡng vị, dưỡng ẩm lợi thủy, trừ gió, giảm mệt mỏi… Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng như selen, kẽm….trong cá trích còn giúp chống ung thư.

Cá mực – Dưỡng tâm thông mạch

Các mực có giá trị dinh dưỡng cao như có nhiều protid, chất béo, đường, khoáng và nhiều loại axit amin. Theo Đông y, thịt cá mực vị mặn, tính hơi ôn, không độc. Thịt cá mực dưỡng huyết thanh vị, dưỡng tâm thông mạch, nhập can bổ huyết, nhập thận tư thủy, cường chí. Công hiệu kiện tỳ, lợi tiểu, cầm máu, chỉ đới, ôn kinh. Chữa thổ huyết, phù thũng, thấp khớp, đau mỏi tê liệt chân tay, cước khí, trĩ, phụ nữ bế kinh.
 
Cá chạch – Phòng bệnh tiểu đường


Trong y học cổ truyền, cá chạch còn gọi là nê thu hay thu ngư. Cá này có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, khử thấp tà, giải khát, tỉnh rượu… Cá này còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường, liệt dương, viêm gan virus, trĩ và lở ngứa...



Những điều cần hết sức lưu ý khi ăn cá
Điểm mặt các loại cá bổ dưỡng mà bạn nên ăn 3