Mới đây, thông tin nam diễn viên phim "Captain Marvel" qua đời ở tuổi 49 sau hơn 5 năm chiến đấu với bệnh ALS (xơ cứng teo cơ một bên), khiến người hâm mộ bàng hoàng.
Theo Variety, nam diễn viên Kenneth Mitchell, người đóng vai cha của nhân vật Captain Marvel, qua đời do biến chứng xơ cứng teo cơ một bên ALS. Căn bệnh này có thể ăn mòn não, tủy sống của người bệnh, ảnh hưởng đến tế bào thần kinh vận động, có thể gây tử vong trong 3-5 năm từ khi phát hiện triệu chứng.
Theo Mayoclinic, bệnh ALS, một bệnh về hệ thần kinh ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống. ALS gây mất kiểm soát cơ. Bệnh trở nên nặng hơn theo thời gian.
ALS thường được gọi là bệnh Lou Gehrig theo tên cầu thủ bóng chày được chẩn đoán mắc bệnh này. Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định rõ.
ALS thường bắt đầu bằng tình trạng ở miệng: khó nuốt, nói ngọng. Ngoài ra, căn bệnh có biểu hiện co giật cơ và yếu ở cánh tay hoặc chân. Cuối cùng, chúng ảnh hưởng đến việc kiểm soát các cơ cần thiết để di chuyển, nói, ăn và thở. Không có cách chữa trị căn bệnh chết người này.
Những triệu chứng cụ thể của bệnh ALS
Theo Mayo Clinic, các triệu chứng của ALS khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng phụ thuộc vào tế bào thần kinh nào bị ảnh hưởng. ALS thường bắt đầu bằng tình trạng yếu cơ lan rộng và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Khó đi lại hoặc thực hiện các hoạt động thông thường hàng ngày.
- Thường xuyên vấp ngã.
- Chân, bàn chân, mắt cá chân yếu.
- Tay yếu hoặc vụng về.
- Khó nuốt hoặc nói ngọng.
- Chuột rút cơ, co giật cánh tay, vai, lưỡi.
- Khóc, cười, ngáp không đúng thời điểm.
- Thay đổi suy nghĩ, hành vi.
ALS thường bắt đầu ở bàn tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân. Sau đó nó lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Cơ bắp yếu đi khi nhiều tế bào thần kinh chết đi. Điều này cuối cùng ảnh hưởng đến việc nhai, nuốt, nói và thở.
Nhìn chung, không có cảm giác đau đớn trong giai đoạn đầu của ALS. Đau cũng không phổ biến ở giai đoạn sau. ALS thường không ảnh hưởng đến việc kiểm soát bàng quang. Nó cũng thường không ảnh hưởng đến các giác quan, bao gồm khả năng nếm, ngửi, chạm và nghe.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ALS
Nguyên nhân cụ thể của ALS vẫn chưa được biết đến đầy đủ, nhưng một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh như di truyền, tuổi tác (thường gặp ở người từ 40 đến 60 tuổi) và giới tính (nam giới có nguy cơ cao hơn).
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tiếp xúc với chất độc hại hoặc chấn thương nặng có thể đóng vai trò trong việc phát triển bệnh ALS.
Hiện tại, không có cách phòng tránh cụ thể nào cho ALS do nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng. Tuy nhiên, việc hiểu biết về các yếu tố nguy cơ có thể giúp mọi người chú ý đến sức khỏe của bản thân và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng không bình thường.
Việc chẩn đoán sớm và quản lý triệu chứng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh ALS. Hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, và các nhóm hỗ trợ có thể giúp đỡ trong quá trình điều trị, chăm sóc người bệnh.