1. Lợi ích của gừng
- Thúc đẩy cảm giác thèm ăn: Mùa hè, nóng bức khiến chúng ta chán ăn. Trong khi đó, chất cay có trong gừng có thể kích thích thần kinh vị giác của lưỡi và cơ quan cảm nhận trên niêm mạc dạ dày, thông qua các phản ứng thần kinh làm tăng cường nhu động dạ dày và đường ruột, thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa. Gừng tươi còn có thể kích thích ruột non, tăng cường chức năng hấp thu của niêm mạc ruột, từ đó đạt hiệu quả khai vị kiện tỳ, thúc đẩy tiêu hóa và cảm giác thèm ăn.
- Giải độc, diệt khuẩn: Mùa nóng, nhiều người thích ăn đồ lạnh, một số thực phẩm loại này bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài khi ăn vào sẽ gây khó chịu, có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy… Và tinh dầu có trong gừng tươi chính là được dùng để phát huy tác dụng giải độc, diệt khuẩn.
- Trừ gió giải hàn: Trời nóng dễ xuất hiện các triệu chứng tỳ vị hư hàn. Gừng tươi có tính ấm, giải hàn, giảm đau, có thể giải quyết tình trạng bị nhiễm lạnh.
- Phòng cảm mạo: Đối với người cảm mạo thông thường với các biểu hiện như chóng mặt, khó thở, chảy nước mũi… Nếu uống canh gừng thích hợp sẽ có tác dụng giải cảm, giúp tinh thần tỉnh táo.
- Chống nôn, khó thở: Nghiên cứu chứng minh, bột gừng tươi có hiệu quả đến 90% các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó thở, nôn và có tác dụng kéo dài trên 4 giờ. Theo Đông y, ăn gừng tươi có tác dụng chống say tàu xe.
- Kháng oxy hóa, ức chế khối u: Chất cay và một số hợp chất trong gừng tươi có tác dụng kháng oxi hóa rất mạnh và cả tiêu trừ các gốc tự do, ức chế khối u. Ăn gừng tươi giúp ngăn ngừa lão hóa, vết đồi mồi người già.
- Giảm xơ cứng động mạch: Có nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng gừng tươi có nhiều hợp chất có khả năng giảm thiểu nguy cơ phát sinh chứng xơ cứng động mạch.
2. Những người không nên ăn gừng
- Người có thể chất âm hư: Âm hư chính là thể chất có những biểu hiện như tay chân nóng, đổ mồ hôi long bàn tay, thích uống nước, thường khô miệng, khô mắt và mũi, da dẻ cũng khô, tâm hay phiền dễ nóng giận, ngủ không tốt. Do gừng tươi có tính ấm nên nếu người có thể chất âm hư ăn vào sẽ càng tăng nặng thêm các triệu chứng vốn có.
- Người có nội nhiệt trầm trọng: Những người thường hay ho và nóng phổi, dạ dày cũng nóng hay nôn mửa, miệng hôi… không nên dùng gừng tươi. Nếu cần thiết phải ăn thì nhất định phải phối với thảo dược có tính hàn khác để trung hòa tính nóng của gừng.
- Người bị viêm gan: Trong tình huống thông thường, người viêm gan chắc chắn phải kị ăn gừng. Bởi vì thường ăn gừng sẽ khiến cho gan bị “hỏa thịnh”, làm cho bệnh tình tăng nặng. Nếu muốn khắc chế có thể dùng chung với một số thức ăn có lợi cho gan như trà sơn tra, hoa cúc…
- Người bị rụng tóc: Rất nhiều người dùng gừng để trị rụng tóc. Đúng là gừng tính ấm vị cay có thể tăng cường tuần hoàn máu cục bộ, kích thích nang lông nở ra, thúc đẩy tóc mọc. Tuy nhiên cần chú ý là người bị rụng tóc thường thuộc về bệnh có tính nhiệt, dùng gừng lâu sẽ sinh nhiệt, dung nhiệt trị nhiệt là không hợp lý, vì vậy nên ít dung thôi.
- Người bị hôi miệng: Đông y cho rằng hôi miệng là do dạ dày nóng sinh ra. Gừng lại có tính nóng, nếu ăn gừng sẽ làm tăng thêm tình trạng cho dạ dày, thậm chí có thể gây nhức răng, đau đầu, nổi nhọt…
(Nguồn: Weixin)