Mặc dù mỗi người nên tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, những lầm tưởng về vắc-xin vẫn khiến nhiều người sợ hãi không muốn thực hiện phương pháp phòng bệnh này. Rất nhiều chuyên gia khuyến cáo, nếu bạn không mắc phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì tuổi tác hay dị ứng, các bệnh miễn dịch, tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa cúm tấn công.

Dị ứng với trứng liệu có thể tiêm phòng cúm hay không? - Ảnh 1.

Dưới đây là những lời giải thích của các chuyên gia về mối liên hệ giữa dị ứng trứng và tiêm phòng cúm:

Trứng tác động thế nào với vắc-xin?

Mối liên hệ của vấn đề này dựa trên quy trình sản xuất vắc-xin. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), quy trình này vốn bắt nguồn từ trứng và đã được áp dụng hơn 70 năm tính đến nay. Để tạo ra vắc-xin, CDC hoặc các tổ chức y tế khác sẽ tiến hành lấy virus cúm. Sau đó, chúng được tiêm vào trứng gà đã thụ tinh rồi ủ trong vài ngày để virus tự nhân lên.

Chất lỏng có chứa virus sẽ được lấy ra từ trứng. CDC giải thích, các virus cúm sau đó sẽ bị tiêu diệt, phá vỡ và được thanh lọc. Đối với vắc-xin dạng xịt mũi, virus khởi đầu đều là những loại yếu và trải qua một quy trình sản xuất khác.

Ngoài việc chuẩn bị vắc-xin cúm theo mùa, CDC cũng thường xuyên phát triển thuốc mới để có khả năng đối phó kịp thời với sự biến đổi của virus. Một số loại virus cúm mới có khả năng gây bệnh cao và tất dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng đe dọa không nhỏ tới tính mạng con người. 

Dị ứng với trứng liệu có thể tiêm phòng cúm hay không? - Ảnh 3.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), quy trình này vốn bắt nguồn từ trứng và đã được áp dụng hơn 70 năm tính đến nay.

Về cơ bản, theo William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm kiêm giáo sư tại Đại học Y Vanderbilt, trứng có thể coi là ống nghiệm để sản xuất vaccine. Virus chỉ có khả năng phát triển trong một môi trường nhất định. Hầu hết mọi người lại nhầm tưởng đĩa Petri, dụng cụ thủy tinh hình trụ vốn thường dùng để nuôi cấy tế bào, là nơi sản xuất vắc-xin.

Do virus phát triển ở môi trường này, các protein trong trứng sẽ tác động một phần tới thành phẩm cuối cùng. Đây là lý do khiến không ít người cho rằng dị ứng với trứng sẽ khiến bạn khó thể tiêm phòng cúm.

Dị ứng trứng có thể tiêm phòng cúm hay không?

Mọi người hoàn toàn có thể dùng vắc-xin dù cơ thể không dung nạp được trứng. Theo Amesh A. Adalja, bác sĩ, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm kiêm nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins, dị ứng với loại thực phẩm này không phải là vấn đề lớn do số lượng protein trứng trong vacccine không đủ để gây nên phản ứng nghiêm trọng.

Từ lâu, chuyên gia Schaffner khẳng định, những người tiêm phòng nói chung đều có thể bị dị ứng với thành phần trong vaccine. Tuy hầu hết mọi người đều nghĩ do trứng gây nên, trong 10 năm qua, một số nghiên cứu đã kết luận, protein trứng trong vắc-xin cúm không phải là nguyên nhân gây nên phản ứng dị ứng này.

Dị ứng với trứng liệu có thể tiêm phòng cúm hay không? - Ảnh 5.

Tuy hầu hết mọi người đều nghĩ do trứng gây nên, trong 10 năm qua, một số nghiên cứu đã kết luận, protein trứng trong vắc-xin cúm không phải là nguyên nhân gây nên phản ứng dị ứng này.

Trước đây, tất cả những người bị dị ứng trứng thường phải theo dõi phản ứng dị ứng trong 30 phút sau khi tiêm phòng. Tuy vậy, hiện nay CDC và các tổ chức y tế khác chỉ đưa ra khuyến cáo này đối với những người có tiền sử phản ứng nặng với trứng, có thể đe dọa tới tính mạng. Dù được tiêm phòng môi trường y tế nội trú hay ngoại trú như bệnh viện, phòng khám, họ cần được giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện và kiểm soát phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Hiện nay, các chuyên gia cũng nghiên cứu sản xuất ra nhiều loại vắc-xin không dùng đến trứng mà dựa trên tế bào và sự tái tổ hợp của virus. Các loại này được sản xuất vì nhiều lý do khác nhau, không phải chỉ dành riêng cho những người dị ứng trứng.

Nhìn chung, nếu đang dị ứng với trứng, bạn vẫn nên tiêm phòng cúm. Chuyên gia Schaffner cho biết, dùng vắc-xin việc làm cần thiết giúp mọi người vượt qua mùa bệnh này.

(Nguồn: Health)