Nhiều người cho rằng, lông tay, chân càng rậm rạp thì càng chứng tỏ độ nam tính của phái mạnh và đó là yếu tố thể hiện sự thông minh của họ nữa chứ.
Với nam giới là thế, chứ lông tay, lông chân rậm lại là nỗi kinh hoàng, sự xấu hổ muốn độn thổ của phái nữ. Bởi con gái mà, sở hữu 1 làn da trắng mịn màng, không tì vết mới là niềm mơ ước, chứ không may nhiều lông thì quả "bất hạnh".
Nữ giới mà sở hữu 1 đôi chân đầy lông...
hay lông mặt bỗng rậm rạp thế này... thì mấy ai không tự ti cơ chứ.
Và câu hỏi đặt ra hôm nay là vì sao nữ giới lại có người nhiều lông nhỉ? Quan trọng hơn, chứng nhiều lông này có di truyền không?
Theo các nhà khoa học, nữ giới nhiều lông chân, lông tay là do họ mắc phải chứng rậm lông ở phụ nữ (hirsutism).
Đây là chứng bệnh do tình trạng nội tiết tố sinh dục nam Androgen tăng tiết mạnh, khiến tình trạng lông phát triển quá mức, xâm chiếm ở những nơi mà người thường ít có lông hoặc không có như ngực, ria mép, tóc mai, phần má đùi bên trong...
Và rõ ràng sự xuất hiện của những vị khách không mời này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mặt thẩm mĩ, và tâm lý của bạn gái.
Các chuyên gia giải thích rằng, thông thường, tuyến thượng thận, buồng trứng có tiết ra 1 lượng nhỏ nội tiết androgen. Vì 1 lý do nào đó như u tuyến thượng thận, u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng... mà androgen được tiết quá nhiều khiến hiện tượng rậm lông xuất hiện.
Ngoài ra, giới nghiên cứu cũng chỉ ra hội chứng Cushing - bệnh rối loạn hormone cortisol mô trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến nữ giới bị rậm lông.
Cần biết rằng, một trong những công việc quan trọng nhất của cortisol là để giúp cơ thể phản ứng với stress.
Một số trường hợp nữ giới mắc chứng bệnh rậm lông được ghi nhận trên thế giới.
Nếu có sự sai sót nào với tuyến thượng thận, con đường chuyển mạch của cơ thể điều chỉnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi cũng bị trục trặc - việc sản xuất cortisol có thể bị thất bại.
Lúc này, hệ miễn dịch cùng một số bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp vấn đề. Triệu chứng rõ ràng nhất là da mỏng hơn, nhiều vết rạn bụng, đùi, mông, cánh tay và ngực, phần lông cũng rậm rạp hơn.
Quay lại câu hỏi liệu chứng bệnh rậm lông này có di truyền không? Câu trả lời là có.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, di truyền là 1 trong những nguyên nhân khiến cho các cô gái mang hội chứng rậm lông này. Theo đó, các chuyên gia nhận định, có 1 vài đột biến nhỏ trong gene đã điều khiển chu trình sinh trưởng của lông.
Phần lỗ chân lông không có thời kỳ nghỉ rụng lông mà cứ hoạt động liên tục, dẫn đến việc lông mọc nhiều hơn. Có giả thuyết cho rằng, đó là khiếm khuyết ở nhiễm sắc thể số 17.
Và sự đột biến nhỏ trong gene này cũng có tính di truyền cho các thế hệ sau đó. Không ai biết chính xác sự đột biến và di truyền đó nó diễn ra như thế nào, dẫu vậy thì nếu mẹ mắc hội chứng rậm lông thì khả năng con cái họ sinh ra cũng kết bạn với chứng bệnh lạ này.
Nguồn: Hirsutism, GNXP