Uốn nắn trẻ khi còn bé đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn của bố mẹ. Bởi lẽ, trẻ nhỏ chưa hiểu hết các quy tắc bố mẹ đặt ra và dễ bị vi phạm những quy tắc đó. Vì vậy, bố mẹ càng thắt chặt kỷ luật hơn để con không vi phạm những hành vi xấu.

Time out hay "thời gian tự kiểm điểm" là một cách phạt con tích cực đã được nhiều cha mẹ áp dụng. Mỗi lần con mắc lỗi, bố mẹ sẽ cho trẻ ngồi một mình ở một góc nào đó yên tĩnh để tự suy ngẫm về lỗi của mình, bình tĩnh trở lại và rút kinh nghiệm cho lần sau. Tuy nhiên, để hình phạt này phát huy hiệu quả, bố mẹ cần chú ý những điều quan trọng sau:

Điều quan trọng bố mẹ cần lưu ý để phạt con tích cực nhưng hiệu quả - Ảnh 1.

Hình phạt time out sẽ hiệu quả khi bố mẹ nhất quán, kiên nhẫn trong mọi tình huống (Ảnh minh họa).

1. Áp dụng hình phạt time out ngay khi trẻ còn nhỏ

Tiến sỹ Lim Boon Leng, nhà tâm lý học thuộc Trung tâm Tâm lý Sức khỏe Tâm thần BL Lim (Singapore), nhận xét rằng kỷ luật, phạt con bằng cách tự kiểm điểm cần áp dụng ngay từ khi trẻ còn nhỏ để khi lớn trẻ sẽ tuân thủ dễ dàng hơn. Áp dụng kỷ luật với trẻ lớn sẽ khó hơn vì chúng không dễ phối hợp.

Tiến sỹ Lim chỉ ra rằng, những quy tắc thiên vị của cha mẹ dành cho những đứa trẻ trong thời gian phạt có thể gây tổn thương cho con cái của họ, thậm chí gây bất hòa, đánh nhau.

2. Tối ưu hóa hiệu quả thời gian phạt con

Tiến sỹ Lim cho rằng cha mẹ thường hiểu sai về phương pháp time out. Đây đơn giản chỉ là đưa đứa trẻ ra khỏi tình trạng quá khích, tránh xa các kích thích. Một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ vào năm ngoái cho thấy rằng cha mẹ đã giải thích quá nhiều trong thời gian áp dụng hình phạt time out với con.

Vì vậy, làm theo các bước sau để đảm bảo rằng bố mẹ tối đa hóa hiệu quả thời gian phạt con qua những quy tắc:

- Không đưa ra cảnh báo phức tạp - chỉ cần giải thích ngắn gọn những gì con làm sai và cảnh báo nếu con tiếp tục, họ sẽ bị phạt.

- Thời gian phạt đắt đầu ngay khi con phạm lỗi.

- Không giải thích trong suốt thời gian con bị phạt và đừng thương lượng với con vào thời gian đó.

- Hãy đảm bảo nơi phạt con không có đồ đạc dễ vỡ hay bất kỳ thứ gì kích thích khiến con bị xao nhãng.

- Khi con bị phạt, hay nói với con rằng bố mẹ sẽ quay lại kiểm tra khi con bình tĩnh và nhận ra lỗi sai.

- Thời hạn phạt là thời gian đủ để con bình tĩnh có thể nói chuyện được.

- Khi hết thời gian phạt, giải thích cho con lý do tại sao con bị phạt. Tiếp theo, hỏi con xem con có hiểu vì sao bị phạt và có nhận ra bản thân sai ở đâu không?

3. Cân bằng thời gian phạt con với thời gian quan tâm, chăm sóc con

Điều quan trọng bố mẹ cần lưu ý để phạt con tích cực nhưng hiệu quả - Ảnh 2.

Sự quan tâm của cha mẹ sẽ giúp trẻ được xoa dịu cảm xúc (Ảnh minh họa).

Tiến sỹ Lim nói rằng một khía cạnh thường bị bỏ sót khi áp dụng hình phạt time out đó là không cân bằng thời gian phạt này với thời gian quan tâm, săn sóc, vỗ về trẻ. Sau khi thời gian phạt kết thúc, hãy đến bên trẻ, giải thích, nói chuyện, dành thời gian xoa dịu cảm xúc tiêu cực trong con bạn. Có như thế trẻ mới cảm thấy sự cân bằng giữa hình phạt và sự yêu thương của cha mẹ và có thay đổi tích cực hơn, không tái diễn hành vi xấu.

4. Phạt nhưng không có nghĩa bỏ rơi

Tìm kiếm về tác động tiêu cực của hình phạt time out sẽ thấy khi con phạm lỗi, bố mẹ phạt con nhưng cũng bỏ rơi con trong thời gian đó. Tiến sỹ Lim không đồng ý cho rằng không nên để thời gian trẻ tự kiểm điểm biến thành tình trạng trẻ bị bỏ rơi. Vấn đề này là sẽ gây ra hậu quả bất thường lâu dài giữa cha mẹ và đứa trẻ.

Phương pháp time out sẽ đạt được hiệu quả khi bố mẹ tuân thủ các quy tắc sau:

- Bố mẹ duy trì mối quan hệ tốt với con.

- Sự kiên nhẫn và kiên quyết khi đối mặt với con. Tiến sĩ Lim lưu ý rằng khi bạn nhất quán: "Con bạn sẽ hiểu rằng hành vi xấu sẽ đi kèm với những hậu quả".

Nguồn: Parent