Thế nào là chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân mắc ung thư?

Rất nhiều bệnh nhân ung thư hiện nay có những hiểu sai về phẫu thuật. Có người cho rằng cứ đụng dao kéo sẽ chết sớm! Hiện nay phẫu thuật vẫn là 1 trong các phương pháp điều trị ung thư quan trọng nhất trong đa số các bệnh ung thư còn chỉ định.

Theo Ths.Bs Thân Văn Thịnh, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, phẫu thuật chia làm 2 loại: Phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng (palliative) và phẫu thuật triệt căn. Phẫu thuật triệt căn thực hiện ở giai đoạn bệnh phát hiện sớm, cắt bỏ khối u + nạo vét hạch.

Còn phẫu thuật giảm nhẹ, thường diễn ra khi bệnh nhân thường ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn xa không còn khả năng phẫu thuật triệt căn mà mục đích là giảm chèn ép và tránh sùi loét nhiễm trùng….

"Mục đích phẫu thuật lúc này không còn để chữa khỏi cho bệnh nhân. Nhưng phẫu thuật sẽ giúp cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng lên, bệnh nhân sống trọn vẹn đỡ đau đớn và hạnh phúc hơn", bác sĩ Thịnh nói.

Điều rất quan trọng trong điều trị ung thư, nhưng ở Việt Nam vẫn chưa được chú trọng - Ảnh 1.

Bác sĩ Thịnh đang khám bệnh cho bệnh nhân.

Như trường hợp của bệnh nhân 92 tuổi (Hà Nội) ung thư vú khối u sùi loét, bốc mùi, chảy dịch con cháu không dám lại gần. Bác sĩ vẫn quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân này, để bệnh nhân sống những ngày tháng cuối đời được gần gũi con cháu.

Cũng như phẫu thuật, điều trị hóa chất xạ trị ngày nay cũng rất hiệu quả trong ung thư.

Nhờ phát triển nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật mà nhiều ung thư đã được điều trị khỏi nhờ hóa chất mới hay máy xạ trị hiện đại, nâng cao hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư và hạn chế tối đa tổn thương trên mô lành.

Như trường hợp của bệnh nhân T (sinh năm 1985 tại Phú Thọ) bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm nhưng không điều trị bỏ về đắp thuốc nam. Khoảng 4-5 tháng sau bệnh nhân quay lại bệnh viện trong tình trạng khối u hoại tử và bị sùi loét.

Bệnh nhân gõ cửa, các bệnh nhân khác trong phòng khám phải đi ra ngoài vì mùi thối không ai có thể chịu nổi. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú di căn phổi, di căn gan.

Bệnh nhân đã nói một câu làm bác sĩ Thịnh luôn ám ảnh mãi: "Em biết mình đã để tuột mất cơ hội điều trị rồi.

Giờ em chỉ còn một nguyện vọng, các bác sỹ điều trị làm sao cho em sống được ngày nào hay ngày ấy, sống để đứa con nhỏ của em (2 tuổi) sau này cháu lớn lên nhớ được mặt mẹ".

Bác sĩ Thịnh đã cho bệnh nhân vào viện, nhờ Bác sĩ Bảo khoa nội 1 bệnh viện ung bướu Hà Nội điều trị hóa chất khối u se lại, hết thối.

Bệnh nhân có sức khỏe để có thể gần gũi, chăm sóc con. Sau hơn một năm bệnh nhân mất, dù mất nhưng bệnh nhân đã thoả được ước nguyện gần gũi, sống ý nghĩa với con.

Từ những ví dụ, cụ thể bác sĩ Thịnh muốn bệnh nhân hiểu đúng đắn hơn về điều trị chăm sóc giảm nhẹ không chỉ là giảm đau hay dinh dưỡng nâng cao thể trạng đơn thuần.

Khi thực hiện phương pháp này bác sĩ luôn cân nhắc tới những lợi ích và nguyện vọng của bệnh nhân.

Chăm sóc giảm nhẹ không chờ đến lúc sắp tử vong

Số lượng bệnh nhân ung thư tử vong của Việt Nam cao là do có rất nhiều sự hiểu lầm lớn trong việc chăm sóc giảm nhẹ.

Hiện nay, chăm sóc giảm nhẹ không chỉ bệnh nhân hiểu lầm mà ngay cả nhân viên y tế cũng hiểu lầm, những hiểu lầm hiểu lầm này đã tồn tại rất lâu.

Để bệnh nhân ung thư điều trị hiệu quả, không tử vong sớm việc chăm sóc giảm nhẹ phải được thực hiện từ khi bước đầu tiên, khi bệnh nhân biết mình mắc ung thư.

Việc điều trị giảm nhẹ cả về thuốc và tinh thần, giảm nhẹ cho không chỉ bệnh nhân mà cả người thân của bệnh nhân, họ cũng rất hoang mang về tính mạng người nhà cũng như công việc kinh tế gia đình.

"Tâm lý bệnh nhân khi biết có khối u sẽ rất hoang mang, lo sợ. Vì vậy bệnh nhân cần phải được giảm nhẹ ngay từ vời điểm đếm khám với bác sĩ.

Phải nói rõ cho bệnh nhân về quá trình điều trị, tác dụng phụ và tiên lượng ra sao, kinh tế, thời gian khoảng như thế nào… chia sẻ cho bệnh nhân về những tâm gương chiến thắng bệnh ung thư".

Khi truyền một tin sét đánh ngang tai tới bệnh nhân thì sau đó phải gieo hy vọng để vực bệnh nhân dậy", bác sĩ Thịnh nói.