Năm 2023, Tờ Xiaoxiang Morning News - Trung Quốc đã đăng tải bài viết vạch trần nghi vấn gian lận, mua bán đề thi IELTS tại một số địa điểm ở quốc gia này. 

01. 
Thí sinh nhận trước đề một ngày

Vào lúc 8h20 sáng ngày 11/2/2023, một thí sinh đến từ Thượng Hải, Từ Lâm, 23 tuổi, đang ngồi trong phòng thi IELTS tại một khách sạn ở Hồng Kông. Trong đầu anh ta liên tục lặp lại các từ khóa quan trọng, cố gắng ghi nhớ thứ tự đáp án.

9h sáng, loa phát thanh của phần thi Nghe bắt đầu vang lên. Khi giám thị chưa ra hiệu làm bài, Từ Lâm đã nhanh chóng liếc qua đề thi. Khi xác nhận rằng đề thi "trúng tủ", anh ta mới thở phào nhẹ nhõm.

Khi bài Nghe mới đi được nửa chặng đường, Từ Lâm đã lặng lẽ đánh dấu sẵn đáp án đúng, chỉ đợi điền vào phiếu trả lời. Hai phần thi tiếp theo - Đọc và Viết - diễn ra thuận lợi. Anh ta giả vờ chăm chú làm bài, chau mày suy nghĩ, nhưng thực chất là đang đánh dấu những đoạn quan trọng trên bài thi bằng bút chì để tạo dấu vết.

Tất cả đều là một phần của một kế hoạch gian lận có tên “IELTS diện trực tiếp”Từ Lâm đã trả hơn 20.000 nhân dân tệ (khoảng 70 triệu VNĐ) để có được đề thi trước một ngày.

Chỉ hơn mười ngày sau, Từ Lâm nhận được điểm số mong muốn. Như dự định, anh ta sẽ lên đường du học vào cuối tháng 8. 

Trái ngược hoàn toàn với Từ Lâm, phần lớn các du học sinh khác vẫn đang miệt mài học tập. Họ tích lũy kinh nghiệm qua từng kỳ thi, dần dần chinh phục IELTS và các kỳ thi du học khác bằng thực lực.

Điều tra đường dây mua bán đề IELTS: Thí sinh trả 87 triệu đồng mua đề trọn gói, không được làm đúng hết để tránh bị phát hiện - Ảnh 1.

Thí sinh trong phòng khách sạn của khóa luyện thi diện trực tiếp.

02. 

Căn phòng "gian lận" lúc rạng sáng

IELTS diện trực tiếp (IELTS face-to-face coaching) ban đầu có nghĩa là một hình thức đào tạo trực tiếp với giáo viên. Nhưng dưới sự thao túng của các trung gian và một số thí sinh muốn gian lận, hình thức này đã trở thành một "tấm màn che" cho gian lận thi cử, tạo thành một mạng lưới lợi ích ngầm.

Những thí sinh tham gia phải đến khách sạn hoặc nhà nghỉ được chỉ định vào đêm trước kỳ thi. Quy trình vào phòng cực kỳ nghiêm ngặt: kiểm tra danh tính, nộp lại điện thoại, thiết bị điện tử, quét an ninh, không được mang theo hộ chiếu, ví tiền.

Khi Từ Lâm đến, trong phòng đã chật kín thí sinh, ngồi kín từ bàn làm việc, bàn trà, giường ngủ. Anh ta chỉ có thể ngồi xếp bằng bên cửa sổ. Khi mọi người đã có mặt đầy đủ, hai người tự xưng là "giáo viên" bắt đầu phổ biến quy tắc.

Thí sinh được yêu cầu học thuộc đề, sau đó trả lại. Khi rời khách sạn đi đến phòng thi, họ chỉ được mang theo hộ chiếu và phiếu dự thiCác vật dụng khác sẽ chỉ được trả lại sau khi thi xong.

"Quan trọng nhất là phải thông minh. Đáp án đã có sẵn, nhưng đừng ngu ngốc đến mức làm bài đạt điểm tuyệt đối!" – Một trong hai "giáo viên" nhấn mạnh.

Từ Lâm không có lựa chọn nào khác ngoài tuân thủ. Anh ta quyết tâm gian lận để thực hiện giấc mơ du học, bất kể phương pháp, tiền bạc hay quá trình. Đến rạng sáng, đề thi và giấy nháp được phát xuống. Từ Lâm ngồi bên cửa sổ, học thuộc một lúc rồi thay đổi tư thế liên tục, đứng lên rồi lại ngồi xuống.

Đa số các thí sinh tham gia có trình độ tiếng Anh trung bình. Với phần Nghe và Đọc, họ chỉ cần ghi nhớ từ khóa trong đáp án. Nhưng phần Viết lại là một thử thách lớn. Nếu muốn đạt 7.0, bài luận phải sử dụng nhiều từ vựng học thuật khó.

Từ Lâm chép tay từng đoạn, nhưng liên tục mắc lỗi chính tả, thiếu từ, sai ngữ pháp. Trong phòng, tiếng nói chuyện dần biến mất, chỉ còn tiếng bút chì sột soạt trên giấy.

5h30 sáng: Trời vừa hửng sáng. Từ Lâm uống một lon Red Bull, vừa học bài luận, vừa ôn lại phần Nghe và Đọc.

7h30 sáng: "Giáo viên" thu lại tất cả đề thi, giấy bút. Các thí sinh được chia nhóm 4 người, nhận lại hộ chiếu và phiếu dự thi, lên xe đến điểm thi.

IELTS diện trực tiếp – khép lại một cách "hoàn hảo". 

Điều tra đường dây mua bán đề IELTS: Thí sinh trả 87 triệu đồng mua đề trọn gói, không được làm đúng hết để tránh bị phát hiện - Ảnh 2.

Khu vực chuẩn bị thi IELTS tại Bangkok.

03. 

Mua đề thi dễ dàng đến mức nào?

Ban đầu, Từ Lâm không có ý định mua đề thi. Anh ta tự tin vào nền tảng tiếng Anh của mình – từng thi đậu chứng chỉ CET-4 ngay lần đầu, thường xuyên đọc sách tiếng Anh, và đã tham gia khóa luyện IELTS cuối tuần.

Nhưng IELTS lại khác xa với các kỳ thi tiếng Anh trong nướcNghe: tập trung vào hội thoại thực tếĐọc: đòi hỏi kiến thức học thuật cao.

Vốn quen với cách học kiểu "ôn tủ", Từ Lâm không thể đạt điểm cao trong thời gian ngắn.

Tháng 10 và 11 năm 2022, anh ta thi IELTS hai lần ở Trung Quốc đại lục nhưng chỉ đạt 5.5 – còn thiếu 1.0 so với yêu cầu 6.5 của các trường đại học Anh Quốc.

Theo các giáo viên luyện thi, để nâng điểm từ 6.0 lên 6.5 thường cần ít nhất nửa năm học tập nghiêm túc.

Đầu năm 2023, khi hạn nộp hồ sơ du học đang đến gần, Từ Lâm càng lo lắng. Anh ta tìm kiếm trên các nền tảng Taobao, Xianyu và bắt gặp quảng cáo về “đảm bảo điểm số”, “diện trực tiếp”.

Mức giá như sau: 

8.000 tệ/môn (khoảng 28 triệu đồng) – cam kết đỗ, không trúng hoàn tiền

25.000 tệ (khoảng 87 triệu đồng) trọn gói – nếu một môn không đạthoàn tiền toàn bộTặng kèm bài mẫu theo yêu cầuThanh toán qua Taobao, Xianyu, hoặc chuyển khoản ngân hàng.

Để tăng mức độ tin cậy, bên trung gian gửi cho anh ta ảnh chụp bảng điểm IELTS của những học viên trước đó.

Nhưng điều khiến Từ Lâm thực sự bị thuyết phục là câu nói sau: "Quan trọng nhất là được đi du học". Tâm lý này đã khiến nhiều sinh viên chấp nhận mạo hiểm để gian lận.

Cuối cùng, Từ Lâm chốt giá 23.000 tệ (khoảng 80 triệu đồng). Anh ta đặt cọc 15.000 tệ (khoảng 52 triệu đồng) qua Taobao, trả nốt số còn lại khi vào khách sạn nhận đề thi. Nếu đề thi chính xác, sẽ xác nhận thanh toán trên TaobaoVụ giao dịch thành công.

Điều tra đường dây mua bán đề IELTS: Thí sinh trả 87 triệu đồng mua đề trọn gói, không được làm đúng hết để tránh bị phát hiện - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

04. 

"Trung gian lấy đề: Một bộ đề gốc giá 450.000 tệ" (khoảng 1,5 tỷ đồng)

Theo điều tra của phóng viên Tiêu Tương Thần Báo, trên Taobao có rất nhiều quảng cáo về dịch vụ "bao đậu" và "IELTS diện trực tiếp". Nhiều thí sinh và du học sinh ở nước ngoài cho biết các dịch vụ này rất phổ biến.

Một giáo viên từ trung tâm tư vấn du học cũng xác nhận rằng: IELTS diện trực tiếp chỉ là một phần của hệ thống gian lận thi cử lớn hơn. TOEFL, GRE, A-Level, SAT, AP cũng có hình thức gian lận tương tự. Thậm chí, gian lận đã trở thành “luật ngầm” trong ngành luyện thi quốc tế.

Phóng viên sau đó liên hệ với nhiều trung gian gian lận để điều tra. Người đầu tiên được liên hệ là trung gian Vương Kỳ (tên giả) – đã hoạt động trong ngành từ năm 2017.

Xem qua WeChat của anh ta, gần như 100% nội dung đều là quảng cáo về "diện trực tiếp" và "bao đậu" IELTS, TOEFL, GRE… Khi được hỏi về nguồn gốc đề thi, anh ta thản nhiên trả lời: "Chúng tôi mua trực tiếp từ bên ra đề. Một bộ đề gốc giá 450.000 tệ". 

Một trung gian khác cũng xác nhận: Đề thi được lấy từ nội bộ của tổ chức IELTS tại Úc.

Vậy hệ thống rò rỉ đề thi hoạt động thế nào?

Ba ngày trước kỳ thi, nhân viên nội bộ sẽ có đề thi. Các trung gian phải giữ kín, chỉ cung cấp cho thí sinh vào rạng sáng ngày thiMỗi khu vực, mỗi trung tâm chỉ được phép có tối đa 10 thí sinh tham gia "diện trực tiếp", để tránh bị phát hiện.

Vương Kỳ nói: "Tôi chỉ là một trong số rất nhiều trung gian. Có nơi nhận nhiều thí sinh hơn, nhưng tôi không rõ họ hoạt động ra sao". 

Trung gian khác – Mao Vĩ (tên giả) – tiết lộ thêm chi tiếtCó nhiều nguồn lấy đề khác nhau.

Một số trung gian có mối quan hệ chặt chẽ với người trong hệ thống IELTS, đảm bảo độc quyền đề thi và tránh bị đổi đề. Nếu tổ chức IELTS phát hiện có rò rỉ, họ có thể đổi đề vào phút chót. Nhưng theo Mao Vĩ, xác suất đổi đề rất thấp – chỉ 2-3 lần trong tổng số 10-15 kỳ thi.

Về lựa chọn địa điểm thi, hầu hết trung gian khuyên thí sinh chọn thi IELTS của IDP thay vì của Hội đồng Anh (BC). Theo họ, IDP giám sát lỏng lẻo hơnBC thường có giám thị đi lại trong khu vực chờ thi, dễ phát hiện những thí sinh có biểu hiện lạ.

Một trung gian chia sẻ: Đã có trường hợp thí sinh bị phát hiện học thuộc đề thi trong phòng chờ, khiến cả hội đồng thi phải đổi đề ngay lập tức".

05.  
Phản hồi của phía tổ chức

Ngày 15/3, Hội đồng Anh (BC) trả lời phóng viên qua email: IELTS rất nghiêm túc trong việc xử lý gian lận. Mọi cáo buộc gian lận sẽ được điều tra. Nếu xác định thí sinh có hành vi gian lận, điểm số sẽ bị hủy vĩnh viễn. Những thí sinh gian lận có thể bị cấm thi IELTS trong thời gian dài.

Phía Hội đồng Anh cho biết, họ giám sát chặt chẽ quá trình ra đề và bảo mật đề thi, áp dụng hệ thống kiểm tra, điều tra nội bộThay đổi đề thi vào phút chót nếu phát hiện rò rỉGhi hình toàn bộ quá trình thi để kiểm tra gian lận sau khi thi xong. Nếu thí sinh có điểm số chênh lệch quá lớn giữa các kỹ năng, họ có thể bị yêu cầu giải trình và hoãn cấp kết quả.

Theo các báo cáo tổng hợp từ truyền thông, những vụ bê bối gian lận trong các kỳ thi tiêu chuẩn hóa như IELTS và TOEFL không hề hiếm gặp. Vào tháng 2 năm 2014, chương trình Panorama của BBC Anh Quốc đã tiến hành điều tra bí mật tại một số công ty tư vấn du học và di trú ở London. Kết quả cho thấy, có thí sinh đã được giám thị hỗ trợ trong quá trình làm bài, thậm chí giám thị còn trực tiếp đọc to đáp án phần trắc nghiệm ngay trong phòng thi.

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn, bà Vương Mộng Nghiên – cựu giám đốc dự án Mỹ của New Oriental, hiện là tổng giám đốc ETS Trung Quốc – tiết lộ rằng các tổ chức gian lận có nhiều cách để tiếp cận đề thi. Họ có thể cử người vào thi thử để chụp lại đề hoặc trực tiếp liên hệ với nhân viên tại hội đồng thi để mua đề trước. Chính vì vậy, bà nhấn mạnh rằng các tổ chức ra đề thi cần tăng cường bảo mật đề và giám sát chặt chẽ hơn để ngăn chặn tình trạng rò rỉ.

Để chống gian lận, các biện pháp như thay đổi đề thi vào phút chót và ghi hình toàn bộ quá trình thi đã được áp dụng nhằm đảm bảo tính công bằng. Ngoài ra, nếu điểm số giữa các kỹ năng của thí sinh có sự chênh lệch quá lớn, chẳng hạn như kỹ năng Nghe đạt 7.0 nhưng kỹ năng Nói chỉ đạt 5.0, họ có thể bị đánh dấu là "có nghi vấn gian lận". Khi đó, hội đồng thi có thể hoãn cấp điểm số và yêu cầu thí sinh giải trình chi tiết. Những biện pháp này được thực hiện nhằm bảo vệ sự công bằng của kỳ thi và giảm thiểu tình trạng gian lận đang ngày càng tinh vi.

06. 
Những người gian lận sau đó như nào?

Vương San (tên giả), 25 tuổi, tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh quốc tế tại Đại học Nottingham, AnhCô từng tham gia gian lận IELTS tại Bangkok vào năm 2019.

Vương San mất 25.000 tệ để mua đề IELTS. Nhưng đề thi Nghe không trúng tủ, nên cô suýt trượt. Cuối cùng, cô vẫn đạt điểm IELTS yêu cầu và vào được đại học.

Nhưng không phải ai gian lận IELTS cũng tốt nghiệp thành côngNhiều sinh viên gian lận IELTS gặp khó khăn khi học đại học ở Anh: Họ không theo kịp bài giảng do trình độ tiếng Anh yếu, không vượt qua kỳ thi cuối kỳ, phải hoãn tốt nghiệp và phải nhờ đến dịch vụ viết luận văn thuê để qua môn.

Vương San cho biết: "Nhiều bạn cùng khóa với tôi cũng gian lận IELTS. Nhưng khi hỏi về đời sống du học, họ toàn nói về việc nhờ "dịch vụ viết bài" để tốt nghiệp". 

Khi một vấn đề không được giải quyết từ gốc rễ, nó sẽ dẫn đến hệ quả dây chuyềnGian lận IELTS → Không đủ trình độ học đại học → Phải nhờ người viết bài thuêTrong khi đó, IELTS diện trực tiếp vẫn tiếp tục hoạt động.

Lý Mông (tên giả), quê ở Hồ Nam, vừa đạt IELTS 7.5 sau lần thi thứ haiAnh ta không hề nghĩ đến việc gian lận.

Anh ta tốt nghiệp Đại học Thượng Hải, muốn du học Úc. Lần đầu thi IELTS anh ta đạt 6.5chưa đủ tiêu chuẩn. Lý Mộng quyết định luyện thi chăm chỉ, thay vì gian lận.

Kế hoạch ôn luyện của anh gồ học lại từ vựng, luyện viết luận mỗi ngày và viết nhật ký bằng tiếng Anh để rèn kỹ năng. Cuối cùng, anh đạt 7.5 IELTS trong lần thi thứ hai.

Lý Mông chia sẻ: "Tôi học được gì mới là quan trọng. Nếu ngay cả tiếng Anh cũng không thể tự học, thì ra nước ngoài để làm gì?". 

Thực tế, nhiều thí sinh vẫn đang học tập nghiêm túc thay vì gian lận.

Điểm IELTS trung bình ngày càng cao. Nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 đã bắt đầu học IELTS từ sớmKhông phải ai cũng chọn gian lận – có người vẫn tin vào thực lực!