So với trước đây, trẻ em ngày nay phát triển nhanh hơn do điều kiện sống tốt và chế độ dinh dưỡng phong phú, điều này phần nào dẫn tới một số trẻ còn dậy thì sớm. Có rất nhiều nguyên nhân gây dậy thì sớm, không hẳn hoàn toàn là do trẻ ăn thực phẩm có chứa hormone tăng trưởng, một số thói quen và vật dụng tưởng chừng như phổ biến trong cuộc sống cũng có thể trở thành thủ phạm.

Khoa Nhi của Bệnh viện Trung Đại trực thuộc Đại học Đông Nam, Trung Quốc tiếp nhận một trường hợp của một bé gái 9 tuổi tên là Tiểu Hoa. Khi mẹ của Tiểu Hoa tắm cho con gái, thì phát hiện ngực của cô bé nhô lên, có một vòng tròn ở quầng vú. Điều này khiến người mẹ cảm thấy bất thường nên đã đưa con đến bệnh viện khám.

Sau khi kiểm tra Tiểu Hoa, bác sĩ Đường Hồng Lợi, trưởng khoa Nhi tại đây xác nhận rằng cô bé bị dậy thì sớm. Cô bé không mắc các bệnh có thể dẫn đến dậy thì sớm, cũng như chưa dùng bất kỳ loại thuốc kích thích nào, chế độ ăn uống và sinh hoạt tương đối bình thường. Cuối cùng, sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt, hóa ra từ nhỏ Tiểu Hoa đã thích bật đèn khi ngủ vì sợ bóng tối.

Bác sĩ Đường cho rằng, nguyên nhân chính khiến Tiểu Hoa dậy thì sớm là do bật đèn khi ngủ.

Tại sao bật đèn ngủ khi ngủ có thể gây dậy thì sớm ở trẻ em

Bản thân cơ thể con người giống như một cỗ máy, hoạt động vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm. Các hormone khác nhau trong cơ thể cũng sẽ được điều chỉnh vào ban ngày và ban đêm. Đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển thể chất nhanh, ban đêm là thời điểm tiết ra hormone tăng trưởng mạnh, não tiết ra melatonin, một mặt có thể thúc đẩy sự phát triển thể chất, mặt khác ức chế hormone sinh dục.

Đồ dùng quen thuộc trong phòng ngủ lại là thủ phạm khiến cô bé 9 tuổi dậy thì sớm - Ảnh 1.

Nhưng nếu bật đèn ngủ vào ban đêm, ngay cả khi trẻ đã ngủ, ánh sáng sẽ khiến cơ thể cảm thấy hưng phấn và khó đi vào trạng thái ngủ sâu. Ngoài ra, ánh sáng cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone do não tiết ra. Nếu bật đèn sáng quá và để xuyên đêm, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone tăng trưởng, khiến hormone sinh dục không thể kìm hãm được và dẫn đến dậy thì sớm.

Dậy thì sớm có tác hại gì đến trẻ

- Ảnh hưởng đến chiu cao

Trẻ dậy thì sớm rất khó phát triển chiều cao sau này, do hormone sinh dục tiết ra sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tuyến sinh dục. Một khi tuyến biểu bì đã đóng lại, ngay cả khi trẻ còn rất nhỏ cũng không thể tiếp tục phát triển chiều cao.

Đồ dùng quen thuộc trong phòng ngủ lại là thủ phạm khiến cô bé 9 tuổi dậy thì sớm - Ảnh 2.

Trẻ dậy thì sớm rất khó phát triển chiều cao sau này. (Ảnh minh họa)

- Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Dậy thì sớm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, thể chất mà còn cản trở nghiêm trọng đến trí lực của trẻ. Vì sự bất thường về thể chất có thể khiến trẻ hoảng sợ, nhất là khi so sánh với bạn bè cùng trang lứa, tình huống mà người khác chưa gặp phải, nếu gặp trước, trẻ rất dễ mặc cảm tự ti. Nếu bị các bạn trong lớp chế giễu vì điều này, nó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ.

Dậy thì sớm có nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, là cha mẹ phải chú ý điều này. Nếu trẻ có những biểu hiện tương tự, phải đến bệnh viện kịp thời để phát hiện sớm và can thiệp sớm nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.

Cách ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ em

- Chế đăn uống khoa học và hợp lý

Chế độ ăn của trẻ cần được cân bằng hợp lý, để tránh trẻ bị suy dinh dưỡng quá mức, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhiều đường, đồ chiên rán, nhiều calo và ít uống nước có ga. Trẻ nên nhiều trái cây và rau quả giàu vitamin và thực phẩm giàu protein và ngũ cốc nguyên hạt một cách hợp lý.

Đồ dùng quen thuộc trong phòng ngủ lại là thủ phạm khiến cô bé 9 tuổi dậy thì sớm - Ảnh 3.

Trẻ nên nhiều trái cây và rau quả giàu vitamin và thực phẩm giàu protein và ngũ cốc nguyên hạt một cách hợp lý. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, đừng mù quáng bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng, vì nhiều loại có chứa hormone, gây hại cho sức khỏe của trẻ.

- Thay đổi thói quen xấu

Giữ phòng yên tĩnh và tối khi trẻ ngủ, không nên bật đèn ngủ, tránh tiếp xúc lâu với các sản phẩm điện tử. Màn hình của các sản phẩm điện tử cũng là nguồn sáng có độ sáng cao, tiếp xúc lâu cũng có thể gây dậy thì sớm.

- Tập thể dục nhiu hơn

Cách tốt nhất để ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ em là tập thể dục thường xuyên hơn. Tập thể dục có thể điều chỉnh lượng nội tiết và thúc đẩy sự phát triển của xương và cơ. Đặc biệt là các bài tập vận động chi dưới như nhảy dù, chạy bộ, đá bóng…, mang lại lợi ích cho sự phát triển chiều cao và thể chất, tốt nhất nên đảm bảo thời gian tập mỗi ngày trên 1 tiếng.