img

Cuộc chiến thương mại, mà cụ thể là cuộc chiến "bóc mẽ" hàng hiệu trên TikTok đang khiến cộng đồng đam mê đồ xa xỉ toàn thế giới dậy sóng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ồn ào bắt nguồn từ khi một số công xưởng Trung Quốc tự xưng là đối tác gia công cho nhiều thương hiệu thời trang danh tiếng, thể hiện động thái trả đũa đòn thuế mới của Mỹ bằng cách bóc trần giá sản xuất và xuất xứ của các mặt hàng thời trang xa xỉ phẩm.

Không chỉ 1 hay 2 mà cùng lúc hàng loạt video có nội dung tương tự bất ngờ được lan truyền đầy rẫy trên TikTok toàn cầu. Đi cùng với đó, nhóm người này cũng tung ra những đợt đại hạ giá lên đến 90% các sản phẩm mà họ quảng bá là "hàng hiệu đích thực chưa nhãn mác", gây nên làn sóng tranh luận từ Á sang Âu.

Vụ đồ hiệu
Vụ đồ hiệu

Liệu có nhà máy nào đã có lực đến tầm được luxury brand hợp tác lại tự đạp đổ uy tín của mình tới mức không thể quay đầu? Nếu đây không phải một cú lừa nhằm "dắt mũi" dư luận thì đâu mới phải?

Đối diện với những thông điệp mang danh nghĩa đứng về phía người tiêu dùng, không chỉ riêng các khách hàng quốc tế mà trong cộng đồng người Việt cũng chia làm 2 luồng quan điểm trái chiều. Đầu tiên phải kể đến nhóm tin những "sự thật" từ phía nhà máy Trung Quốc như một chân lý mới, một lý do hời để họ tiến gần hơn tới những món đồ xa xỉ đã nhắm tới bấy lâu nay. Phải nói nhóm này đông nhưng lẫn lộn - có cả những người chưa sở hữu món đồ xa xỉ authentic nào, lẫn người khá vất vả để có được 1-2 món, nhưng muốn có thêm thì... hết khả năng.

"Ủng hộ Trung Quốc đưa sản phẩm về giá thật", "Phương Tây và Mỹ thường vẽ ra câu chuyện thương hiệu để thu tiền" - là quan điểm tiêu biểu của nhóm này. Họ nhanh chóng đứng về phía các nhà máy Trung, coi những lời giới thiệu, "bóc mẽ" ít căn cứ đó như thể đang lấy lại công bằng cho người tiêu dùng hàng xa xỉ khắp thế giới, bấy lâu nay đang vô tư làm giàu cho tư bản.

Câu hỏi đặt ra là sự ủng hộ thiếu cơ sở và kiến thức đó, sẽ dẫn chúng ta đến đâu? Những thương hiệu lừng danh bị "bắt bài" sẽ sụp đổ và người tiêu dùng thì hưởng lợi? Liệu tư duy này có mâu thuẫn quá hay chăng khi không có những tinh hoa sáng tạo của cả một đội ngũ xuất chúng thì nhà xưởng Trung Hoa nào đủ tầm làm điều đó.

Vụ đồ hiệu
Vụ đồ hiệu

Mặt khác, với những tín đồ "chơi" đồ xa xỉ thực thụ (tất nhiên họ chiếm số ít), câu chuyện mà các pháp sư Trung Hoa đang vẽ ra lại khiến họ cười nhạt - không bằng cớ, đậm mùi thao túng và đầy tính thực dụng. Chẳng có gì có thể xác thực lời nói của những người đang trục lợi trên chất xám và danh tiếng của các thương hiệu là đúng. Nhưng rõ nhất là với biến động của kinh tế thế giới hiện tại, cái bẫy hàng fake có khả năng cao được dịp "tát nước theo mưa", phô trương đến mức kệch cỡm và dễ dàng đưa nhiều người cuốn vào vòng xoáy.

Ai đó có thể chọn mua một món đồ được bán ra từ công xưởng Trung Quốc với giá chỉ bằng 1/30 hàng chính hãng và vui sướng vì nghĩ mình đã bắt thóp được những "ông lớn" lão làng như Chanel, Dior, Hermès. Nhưng sự tự tin, cảm giác thoả mãn khi sở hữu một tác phẩm có câu chuyện, có giá trị thiết kế là điều họ chắc chắn không thể tìm kiếm. Những giá trị cảm xúc mà các đế chế tỷ đô ngày đêm vắt óc mang đến trải nghiệm tốt nhất cho các "thượng đế" cũng là một phần của hoá đơn mà người giàu vốn biết thừa và sẵn sàng chi trả. Không phải đợi đến 2025, khi kịch bản này xuất hiện họ mới được dạy cách tiêu tiền!

Vụ đồ hiệu
Vụ đồ hiệu

Hàng hiệu tinh hoa đến từ những cái nôi thời trang đích thực

Trở lại với các luxury brands đang bị mang tiếng xấu. Sự im lặng của họ có vẻ chính là lời đáp "không quan tâm" cho tai bay vạ gió lúc này. Các thương hiệu thời trang xa xỉ từ Châu Âu hầu hết đều đặt các làng nghề hay công xưởng sản xuất tại chính quốc gia của họ hoặc trong phạm vi các nước lân cận. Thông tin về xuất xứ được các hãng trình bày trong phần chi tiết sản phẩm (product details) tại website cũng như ghi dấu trực tiếp trên các thành phẩm.

Vụ đồ hiệu
Vụ đồ hiệu
Vụ đồ hiệu

Hermès công bố trên trang web, hãng hiện có 52 cơ sở sản xuất và đạo tạo trên toàn nước Pháp. Ngoài ra còn có 12 cơ sở khác được đặt tại Thụy Sĩ, Ý, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Bồ Đào Nha và Úc. Các nguyên liệu cấu thành của một món đồ Hermès có thể được nhập khẩu từ nhiều quốc gia, tuy nhiên Hermès Pháp vẫn là nhà gia công phần lớn nên việc gọi chiếc túi này là "100% Made in France" cũng chẳng hề sai.

Vụ đồ hiệu

Thêm một thông tin để củng cố sự uy tín của Hermès: Vào năm 2020, một đường dây làm túi xách giả tinh vi với sự tham gia của cả cựu nhân viên hãng đã bị triệt phá. Những chiếc túi Birkin "nhái" này được làm từ da thật, sử dụng kỹ thuật thủ công được truyền từ cựu nhân viên và thậm chí còn được bán ra với mức giá ngang ngửa hàng thật. Tuy nhiên, nhờ vào hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và quá trình điều tra sâu rộng, Hermès đã kịp thời phát hiện và đưa các đối tượng liên quan ra ánh sáng, thể hiện lập trường không khoan nhượng với hàng giả để bảo vệ giá trị và danh tiếng của thương hiệu.

Bottega Veneta - thương hiệu lừng danh về nghệ thuật chế tác đồ da thủ công tinh xảo, đặt xưởng sản xuất của mình tại Vincenza (Ý) - cách trụ sở chính của hãng nằm tại thủ phủ thời trang Milan khoảng 200km.

Vụ đồ hiệu

Trên website Trung Quốc của Dior, thương hiệu này đề cập rõ các sản phẩm của mình có nguồn gốc "Made in Italy" bằng tiếng Trung. Điều này cho thấy rõ định hướng nhất quán của nhà mốt Pháp trong việc giữ vững đẳng cấp chế tác thủ công Châu Âu, đặc biệt là từ những cái nôi thời trang như Pháp và Ý.

Vụ đồ hiệu

Kỹ lưỡng như Chanel, trên website hãng liệt kê chi tiết những quốc gia được phân công sản xuất các mặt hàng khác nhau. Theo đó, Chanel cho biết các sản phẩm của hãng được sản xuất hoàn toàn tại châu Âu, bởi những nghệ nhân có tay nghề cao và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Cụ thể, túi xách và giày dép được chế tác tại Pháp và Ý - 2 quốc gia nổi tiếng với kỹ thuật thủ công da cao cấp. Dòng leather goods được sản xuất tại Ý và Tây Ban Nha - nơi lưu giữ truyền thống lâu đời trong chế tác đồ da. Giày espadrilles được làm tại Tây Ban Nha, trong khi đồ len được sản xuất tại Pháp, Ý và Scotland.

Việc duy trì hệ thống sản xuất đặt tại châu Âu không chỉ nhằm bảo toàn chất lượng và tính thủ công trong từng sản phẩm, mà còn là cách Chanel bảo vệ di sản và uy tín thương hiệu trong bối cảnh thị trường hàng xa xỉ ngày càng bị pha loãng bởi hàng giả và sản phẩm gắn mác "cao cấp" nhưng sản xuất đại trà.

Đồ hiệu Made in China: Pha dắt mũi mang tầm quốc tế, người giàu không tin, vậy ai tin?- Ảnh 13.

Là những người đam mê/có thú chơi hàng xa xỉ, nói không với hàng fake, càng nói không với việc tiếp tay ủng hộ những sáng tạo tinh hoa bị vùi dập, chúng tôi cũng tranh thủ ngó lại số túi tắm của mình, để thấy rằng: Những "chữ ký" hoàn toàn đến từ Châu Âu của các nhà mốt mà mình yêu mến vẫn luôn ở đó, dù có mờ đi theo thời gian, vẫn luôn tồn tại, chẳng có món nào là Made In China cả.

Vụ đồ hiệu

LOEWE Puzzle được "Made in Spain" ngay tại quê hương của thương hiệu này.

Vụ đồ hiệu
Vụ đồ hiệu

Phụ kiện leather goods Chanel như thông tin của hãng - được sản xuất ở Ý.

Đồ hiệu Made in China: Pha dắt mũi mang tầm quốc tế, người giàu không tin, vậy ai tin?- Ảnh 17.

Dior cũng tương tự là một ông lớn chọn đặt xưởng sản xuất ở Ý như thông tin đã cung cấp.

Vụ đồ hiệu

Giống như Hermès, Goyard - thương hiệu làm đồ da có lịch sử dài hơi cũng duy trì phương thức sản xuất thủ công ngay tại quê nhà nước Pháp.

Quan điểm tiêu dùng và tài chính của những đối tượng khác nhau là thứ khiến các mặt hàng thời trang có nhiều phân khúc, phục vụ cho những nhu cầu khác nhau.

Bạn không muốn bỏ quá nhiều tiền vào một chiếc túi hay đôi giày hiệu nên chọn mua sản phẩm made in China "giống nhưng rẻ hơn", được thôi đó là quan điểm của bạn. Nhưng cũng đừng để những định nghĩa lập lờ kia "dắt mũi", khiến bạn hiểu sai hoàn toàn về giá trị của những món đồ từ các thương hiệu xa xỉ. Biết đâu có ngày, bạn lại đủ tiềm lực để bước vào cuộc chơi với chúng thì sao?