Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất phổ biến. Mặc dù đã bật điều hòa mát mẻ, không khí trong phòng ngủ cũng khá thoáng mát nhưng một số bé vẫn bị đổ mồ hôi nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng đổ mồ hôi trộm nhiều là do bé bị thiếu can xi. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, có những bé ra nhiều mồ hôi 1 cách bất thường, cha mẹ cần lưu ý có thể là do con đang gặp phải các vấn đề sau:
1. Vấn đề về tim bẩm sinh
Có những bé ra nhiều mồ hôi 1 cách bất thường (Ảnh minh họa).
Ngoài việc đổ mồ hôi trong khi ngủ, nếu mẹ thấy bé cũng tiết nhiều mồ hôi trong các hoạt động thường ngày như lúc bú mẹ thì đây có thể là biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh. Vì trong quá trình thụ thai, tim của bé bị khuyết tật bẩm sinh nào đó khiến tim bé sau khi chào đời phải hoạt động nhiều hơn, vất vả hơn, thậm chí là quá tải để bơm máu đi khắp cơ thể.
2. Bé mắc chứng tăng tiết mồ hôi
Tiết mồ hôi là cách để cơ thể cân bằng nhiệt độ, nhưng nếu mẹ thấy ngay cả trong phòng lạnh, không khí thoáng mát mà bé vẫn đổ nhiều mồ hôi thì có thể là do bé đang mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Hội chứng này thường gặp ở những người có bàn tay và bàn chân hay ướt dính do ra mồ hôi.
Đây không phải là chứng bệnh nghiêm trọng và cần điều trị bằng thuốc. Khi trẻ lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn con cách kiểm soát lượng mồ hôi tiết ra bằng các cách khác nhau, hoặc sử dụng các sản phẩm chống tiết mồ hôi.
3. Hiện tượng ngưng thở khi ngủ
Đây là 1 trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ sinh non nhiều hơn. Hiện tượng này kéo dài từ 10 đến 20 giây. Khi bé có hiện tượng ngưng thở trong lúc ngủ, mẹ có thể phát hiện thấy da bé tái nhợt, tiếng thở khò khè, khó thở, ngưng thở và đổ nhiều mồ hôi.
3. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS
Nhiều cha mẹ đã vô tình bỏ qua nguy cơ bé gặp phải chứng đột tử khi bé ngủ trong phòng có không khí quá ngột ngạt và nóng bức. Điều này khiến bé rơi vào trạng thái ngủ sâu li bì, vã mồ hôi và khó có thể thức dậy, dẫn đến hội chứng đột tử.
Khi bé có hiện tượng ngưng thở trong lúc ngủ, mẹ có thể phát hiện thấy da bé tái nhợt, tiếng thở khò khè, khó thở, ngưng thở và đổ nhiều mồ hôi. (Ảnh minh họa)
Trừ khi bé bị đổ mổ hôi bất thường như trên, còn lại đa số các trường hợp đổ mồ hôi trộm là bình thường do các nguyên nhân sau:
1. Hệ thần kinh của bé chưa hoàn thiện
Hệ thần kinh là một mạng lưới gồm các dây thần kinh và tế bào mang các thông điệp đến và đi từ não và tủy sống tới các bộ phận khác của cơ thể. Hệ thần kinh có chức năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
Tuy nhiên, hệ thần kinh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ do đó không có khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ giống như người lớn. Chính vì vậy mẹ có thể thấy bé bị ra mồ hôi ướt đầu, gáy và lưng trong lúc ngủ.
2. Giấc ngủ sâu cũng gây đổ mồ hôi trộm
Ban đêm, khi bé đã chìm vào giấc ngủ sâu, các tuyến mồ hôi vẫn có thể hoạt động. Mẹ có thể sờ thấy gối của bé hoặc vị trí bé nằm sẽ hơi ẩm ướt 1 chút. Thông thường 1 đêm, bé có thức giấc nhiều lần nhưng sau đó vẫn quay lại giấc ngủ, khi bé nhiều lần chìm vào giấc ngủ sâu như vậy, cơ thể bé sẽ tiết mồ hôi theo chu kỳ quay vòng của từng giấc ngủ.
Không khí quá nóng sẽ khiến bé khó chịu và ra nhiều mồ hôi (Ảnh minh họa).
3. Vị trí tuyến mồ hôi của bé thường nằm ở đầu
Đối với người lớn, các tuyến mồ hôi phân bố rải rác khắp cơ thể. Nhưng trẻ con thì ngược lại, các tuyến mồ hôi trong cơ thể bé không có nhiều ở nách mà chủ yếu nằm ở đầu. Chính vì vậy khi ngủ đêm, nếu bé không thay đổi tư thế nằm thường xuyên thì đầu bé rất dễ đọng mồ hôi và gây ướt gối.
4. Không khí quá nóng
Đơn giản và dễ thấy nhất đó chính là do không khí quá nóng nên bé đổ mồ hôi. Nhiều bậc phụ huynh có tâm lý lo con bị lạnh khi đêm về nên mặc cho con những bộ đồ ngủ thật dầy, mặc trùm từ đầu đến chân, thậm chí đặt chăn, gối bông xung quanh người bé. Điều này càng khiến bé bức bối, khó chịu thêm và dễ đổ mồ hôi.
Tóm lại, hiện tượng đổ mồ hôi trộm khi ngủ của bé là điều bình thường và không đáng lo ngại. Nếu bé đổ mồ hôi quá nhiều, điều đó có thể báo hiệu bé gặp vấn đề với hệ thống thần kinh, các vấn đề hô hấp, tăng tiết tuyến mồ hôi hoặc rối loạn do di truyền. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý và kiểm tra bé để có hướng xử lý phù hợp.
Nguồn: Parent