- Một cái ở phía sau của đầu thường là nhỏ hơn và có hình tam giác. Điểm này gọi là thóp sau.

- Cái còn lại, lớn hơn nằm ở trên đỉnh đầu, gọi là thóp trước. Thóp trước có hình kim cương hoặc hình cánh diều.

Khi chào đời, xương đầu của bé tương đối mềm và được kết nối bởi các mô. Bởi vì, khi bé “chui” ra từ mẹ, đầu bé có thể thay đổi hình dạng do các xương đầu ép sát với nhau. Điều này giúp bé “ra ngoài” cho dù “cánh cửa” rất nhỏ. Đầu lại là một trong những phần lớn nhất trên người bé, vì thế, để “lọt” ra ngoài, đòi hỏi đầu của bé phải rất mềm và linh hoạt. Cuối cùng, khi xương đầu kết nối với nhau là thời điểm đóng lại của thóp.

Thóp sau thường khá khó khăn để nhận biết và sẽ đóng lại khi bé 6 tuần tuổi. Thóp trước dễ dàng nhận biết hơn vì bạn có thể nhìn thấy thỉnh thoảng, thóp phập phồng. Thóp này thường đóng sau sinh nhật đầu tiên của bé, phổ biến là 18 tháng tuổi.

Sau khi chào đời, bác sĩ có thể nhìn vào thóp khi muốn kiểm tra cho bé. Bạn cũng có thể quan sát thóp để xem xét tình trạng sức khỏe của bé: Thóp trũng có thể là dấu hiệu mất nước; thóp phồng có thể là dấu hiệu của viêm màng não.

 Theo Babycentre/Me&be