Dép chống chọi với mưa
Từng thông dụng vào thời chiến tranh, giờ dép râu vẫn là mặt hàng phổ biến ở Sài Gòn và dáng vẻ ngày “sang trọng” hơn. Tại TP.HCM, vẫn còn khá nhiều địa điểm buôn bán dép râu như ở đường Châu Văn Liêm (Q.5), Nguyễn Oanh, Quang Trung (Q.Gò Vấp), Công viên Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình). Ưu điểm của những đôi dép này là bền, đi mưa, lội nước đều không bị ẩm ướt, bong tróc, đi trong nhà thì không gây tiếng ồn, lại phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính.
Dép râu giữa lòng Sài Gòn
Chị Liên (nhân viên ngân hàng) sau giờ tan ca ghé lại mua dép tại chỗ bày bán của chị Thủy
Làm dép cũng lắm công phu
Hỏi thêm về việc sản xuất dép râu tại Sài Gòn, chúng tôi được tiếp xúc với anh Nguyễn Văn De. Anh De sinh năm 1973 và lớn lên tại Hà Nội. Năm 2004, anh vào Sài Gòn lập nghiệp. Sau ba năm gắn bó với nghề cơ khí, thấy sức khỏe mình dần suy kiệt vì chất độc trong môi trường lao động, anh chuyển sang làm thợ cưa, công nhân, bán dạo… nhưng không đủ sống.
Năm 2008, tình cờ anh quen được một người bạn có sơ sở sản xuất dép râu - người bạn này có đam mê kì lạ với những đôi dép râu cũ xưa ấy. Thấy anh long đong, buồn chán nên người bạn này gợi ý anh nên lấy dép râu về bán để nâng cao thu nhập. Anh bắt đầu cùng vợ chia ra hai địa điểm, bán dép râu ở quận Tân bình và Phú Nhuận. Công việc nhẹ nhàng này vừa phù hợp với sức khỏe của anh vừa giúp anh nuôi được cả gia đình 4 miệng ăn.
Dép râu ngày càng tinh xảo hơn.
Mỗi ngày anh sản xuất từ 10 đến 20 đôi dép lớn nhỏ. Để có nguyên liệu, anh phải tìm mua những tấm cao su dày trải trên băng chuyền của các xí nghiệp, công ty vận tải, đưa về dập khuôn để làm đế dép. Đế dép dập xong sẽ được chà bóng, rạch nét hoa văn, xâu lỗ để xỏ quai. Quai dép được anh đặt mua ngoài Hà Nội.
Anh De đang tỉ mỉ đánh bóng đế dép.