Độc đáo "vũ điệu" thổi cơm ở lễ hội Chùa Láng
Lễ hội Chùa Láng diễn ra vào tháng 3 Âm lịch hàng năm thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân thủ đô. Đặc biệt, hội thi thổi cơm là một trong số những nét đặc sắc của lễ hội.
Chùa Láng tại làng Láng Thượng (quận Đống Đa - Hà Nội) là ngôi chùa cổ nổi tiếng. Vào các ngày 5, 6, 7, 8 tháng 3 Âm lịch, Lễ hội truyền thống văn hóa lịch sử Chùa Láng được dân làng tổ chức tại đây.
Hội Chùa Láng được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công đức của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, vị danh sư nổi tiếng thời Lý và là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của cư dân một vùng rộng lớn phía Tây Hà Nội. Chính hội là ngày 7/3, tương truyền là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Trong dịp này, người dân tổ chức một số hoạt động vui chơi, trong đó có hội thi thổi cơm vui nhộn, đậm đà bản sắc.
Cô gái này là người đoạt giải nhất trong hội thổi cơm thi diễn ra vào ngày 7/4 (8/3 Âm lịch)
Điểm đặc biệt của lễ hội này là người tham gia thi phải vừa thổi cơm, vừa nhảy múa
Người tham gia vừa gánh niêu cơm, vừa múa nhịp nhàng theo nhịp trống
Cô gái xinh xắn tên Đỗ Yến Thanh này mới 21 tuổi nhưng đã tham gia thổi cơm thi 3 năm liên tiếp. Năm nay, cô giành giải nhì.
Các trai làng cũng nhiệt tình gia lễ hội độc đáo
Nụ cười vui sướng của chàng trai khi nồi cơm tỏa ra mùi gạo mới thơm nức
Các chàng trai nhảy múa hào hứng không kém phần chị em phụ nữ
Đỗ Anh Tú, 25 tuổi, thi thổi cơm lần thứ 3. Anh được ban giám khảo xếp đồng giải nhì với Yến Thanh
Những người xem hội cũng bị cuốn theo "vũ điệu" thổi cơm
Thỉnh thoảng, mọi người phải dừng lại để đẩy củi
Để có thể vừa nhảy múa, vừa thổi cơm, người chơi phải thực sự khéo léo và tập trung
Vị giám khảo lớn tuổi này cũng hòa vào không khí vui nhộn
Muốn nồi cơm ngon thì việc cho lượng nước vừa đủ là một yếu tố vô cùng quan trọng
Chàng trai vội vàng thổi vào lò bếp khi thấy lửa tắt
Bất kỳ ai, dù già trẻ, lớn bé đều có thể tự do đăng ký tham gia cuộc thi
Dân làng say sưa xem lễ hội
Thiếu nữ trẻ tuổi này vừa múa, vừa thật cẩn thận trông chừng bếp lửa
Các vị giám khảo nếm thử cơm để cho điểm
Hạt cơm dẻo, chín đều, ngọt thơm và nóng hổi được xới ra khỏi niêu cho mọi người và giám khảo thưởng thức
Ai cũng trầm trồ khi nếm thử những niêu cơm ngon được thổi khéo
Hội Chùa Láng được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công đức của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, vị danh sư nổi tiếng thời Lý và là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của cư dân một vùng rộng lớn phía Tây Hà Nội. Chính hội là ngày 7/3, tương truyền là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Trong dịp này, người dân tổ chức một số hoạt động vui chơi, trong đó có hội thi thổi cơm vui nhộn, đậm đà bản sắc.
Cô gái này là người đoạt giải nhất trong hội thổi cơm thi diễn ra vào ngày 7/4 (8/3 Âm lịch)
Điểm đặc biệt của lễ hội này là người tham gia thi phải vừa thổi cơm, vừa nhảy múa
Người tham gia vừa gánh niêu cơm, vừa múa nhịp nhàng theo nhịp trống
Cô gái xinh xắn tên Đỗ Yến Thanh này mới 21 tuổi nhưng đã tham gia thổi cơm thi 3 năm liên tiếp. Năm nay, cô giành giải nhì.
Các trai làng cũng nhiệt tình gia lễ hội độc đáo
Nụ cười vui sướng của chàng trai khi nồi cơm tỏa ra mùi gạo mới thơm nức
Các chàng trai nhảy múa hào hứng không kém phần chị em phụ nữ
Đỗ Anh Tú, 25 tuổi, thi thổi cơm lần thứ 3. Anh được ban giám khảo xếp đồng giải nhì với Yến Thanh
Những người xem hội cũng bị cuốn theo "vũ điệu" thổi cơm
Thỉnh thoảng, mọi người phải dừng lại để đẩy củi
Để có thể vừa nhảy múa, vừa thổi cơm, người chơi phải thực sự khéo léo và tập trung
Vị giám khảo lớn tuổi này cũng hòa vào không khí vui nhộn
Muốn nồi cơm ngon thì việc cho lượng nước vừa đủ là một yếu tố vô cùng quan trọng
Chàng trai vội vàng thổi vào lò bếp khi thấy lửa tắt
Bất kỳ ai, dù già trẻ, lớn bé đều có thể tự do đăng ký tham gia cuộc thi
Dân làng say sưa xem lễ hội
Thiếu nữ trẻ tuổi này vừa múa, vừa thật cẩn thận trông chừng bếp lửa
Các vị giám khảo nếm thử cơm để cho điểm
Hạt cơm dẻo, chín đều, ngọt thơm và nóng hổi được xới ra khỏi niêu cho mọi người và giám khảo thưởng thức
Ai cũng trầm trồ khi nếm thử những niêu cơm ngon được thổi khéo