Từ xưa ông bà ta đã có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở", như vậy chúng ta có thể hiểu được cách ăn uống quan trọng như nào và ai cũng cần phải học cho đúng. Việc chúng ta ăn uống như nào chính là thể hiện phép lịch sự ở trên mâm cơm.
Nắm rõ những phép lịch sự trên mâm cơm không chỉ giúp chúng ta biết cách ứng xử tinh tế hơn mà còn thể hiện phép lịch sự tối thiểu và văn hoá của mỗi cá nhân. Không chỉ đối với gia đình mà khi đi ăn với người khác cũng ta cũng nên áp dụng các phép lịch sự này.
Hãy cùng tìm hiểu 15 phép lịch sự trên mâm cơm mà ai cũng nên biết nhé!
Ăn uống từ tốn, không và cơm quá nhiều mỗi lần nhé mọi người.
Luôn luôn đặt thức ăn vào bát rồi ăn mới là lịch sự đấy.
Những món ăn như canh đều có muỗng múc riêng, vì thế chúng ta hãy đừng dùng thìa hay đũa của mình khuấy vào đó.
Đĩa thức ăn sau khi bị xới lên sẽ lung tung và lộn xộn lắm đấy.
Người ta chỉ cắm đũa dựng đứng lên bát cơm đối với bát cơm cúng thôi.
Bát nước chấm là của chung cả mâm cơm, nên việc chấm thức ăn cũng phải hết sức cẩn thận.
Gắp thức ăn cho người khác thể hiện tình cảm và sự hiếu khách nhưng bạn nhớ đảo đầu đũa lại khi làm việc này nhé!
Cắn răng vào đũa, thìa không những không đẹp mắt mà có khi lại còn làm hỏng hết cả đồ ấy chứ...
Khoảng cách ngồi cách bàn ăn vừa phải luôn là thoải mái nhất.
Nhai và nuốt hết cơm rồi mới uống nước mới là đúng đó.
Sẽ thật kém duyên khi bạn để ngửa muỗng múc canh và nó trôi xuống dưới bát canh...
Chúng ta cũng hạn chế việc tạo tiếng ồn khi ăn nhé!
Dù có thích một món ăn nào đó nhưng cũng cần hạn chế việc gắp liên tục món đó.
Đang ăn mà bạn đứng dậy ra ngoài không nói gì sẽ làm người khác hoang mang lắm đấy!
Có lẽ không ai muốn ăn đồ thừa đúng không?