Bạn luôn cho rằng loãng xương thường gặp ở người già và bạn còn trẻ, bạn không cần phải lo lắng quá về bệnh này. Thực tế, mặc dù các bệnh về xương, cột sống... gặp nhiều ở những người từ 65 tuổi trở lên, nhưng ngay cả người trẻ tuổi cũng khó tránh khỏi những chấn thương, kể cả về xương.

Dấu hiệu loãng xương

Trong khi tất cả mọi người đều nên giữ cho xương khỏe mạnh thì với một số người, việc này càng quan trọng hơn, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị loãng xương, hút thuốc, lười vận động... 

Nếu thấy những dấu hiệu tiềm ẩn sau đây, hãy nghĩ ngay đến khả năng xương bạn đang gặp nguy để biết cách khắc phục kịp thời.

1. Móng tay của bạn dễ bị sứt, gãy

Gãy móng tay đã là điều khó chịu, nếu nó xảy ra thường xuyên thì có nhiều khả năng xương của bạn đang bị giòn. Theo nhiều nghiên cứu, những người có nồng độ collagen (một loại protein tăng cường sự vững chắc) trong móng tay thấp khiến cho móng tay yếu, giòn thì cũng có nghĩa là họ bị thiếu dưỡng chất này trong xương. Mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể không bổ sung đủ canxi cho xương.

Dấu hiệu loãng xương

Khắc phục: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như sữa, sữa chua, phô mai, cải xoăn, bông cải xanh, cá mòi. Bạn cũng có thể nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung canxi cùng với vitamin D để giúp hấp thụ canxi cho cơ thể tốt hơn.

2. Bị tụt nướu

Xương hàm có nhiễm vụ hỗ trợ và giữ răng của bạn. Nó cũng dễ bị suy yếu như xương ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể. Khi xương hàm bị suy yếu sẽ kéo theo hiện tượng nướu bắt đầu tụt xuống hoặc tách khỏi hàm răng của bạn, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất răng. 

Tiến sĩ Susan Greenspan, giám đốc phòng chống loãng xương và Trung tâm Điều trị tại Đại học Trung tâm Y khoa Pittsburgh cho biết: "Những phụ nữ bị mất xương có thể bắt đầu từ việc mất răng hoặc cảm thấy răng giả không còn vững chắc. Trong thực tế, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị loãng xương có nhiều khả năng bị mất răng gấp 3 lần so với những chị em khỏe mạnh.

Dấu hiệu loãng xương

Khắc phục: Hãy trao đổi với nha sĩ nếu bạn có các yếu tố nguy cơ loãng xương, chẳng hạn như tiền sử gia đình, hút thuốc lá, sử dụng steroid dài hạn hoặc thiếu hụt canxi. 

Và nếu muốn biết chắc chắn về tình trạng sức khỏe xương của mình, bạn có thể đề nghị được chụp X-quang nha khoa. Nghiên cứu từ Viện Quốc gia về bệnh viêm khớp, cơ xương và da cho thấy chụp X-quang nha khoa có thể giúp xác định các xương và nguy cơ loãng xương.

3. Khó kéo vali hay tay nắm cửa

Nếu bạn cảm thấy việc kéo vali hay đơn giản cầm nắm cửa để kéo ra cũng khó khăn thì rất có thể xương của bạn đang có vấn đề. "Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa sức mạnh của nắm tay và mật độ của xương cánh tay, xương sống và xương hông của bạn. Những người phụ nữ có những vấn đề trong việc dùng nắm tay thì rất có thể họ đang bị thiếu sức mạnh cơ bắp và mất cân bằng" Tiến sĩ Greenspan nói.

Dấu hiệu loãng xương

Khắc phục: Không bao giờ là quá muộn để xây dựng cơ bắp và cải thiện sự cân bằng trong cơ thể. Nếu bạn chưa bao giờ nâng trọng lượng trước đó, thì đây là cơ hội để tập luyện cùng huấn luyện viên. 

Tập yoga, gym hay Thái cực quyền đều tốt cho bạn bởi nó giúp cải thiện sự cân bằng bằng cách phát triển sức mạnh cơ thể, tăng sự linh hoạt, chuyển động, và phản xạ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những người tập Thái Cực Quyền, một môn võ nghệ thuật Trung Quốc, có thể làm giảm nguy cơ té ngã lên đến 45%.

4. Tim đập nhanh lúc nghỉ ngơi

Khi bạn không thực hiện vận động nào nặng nhọc thì nhịp tim ở chế độ nghỉ ngơi. Mặc dù tỷ lệ nghỉ trung bình của tim ở hầu hết mọi người là từ 60-100 nhịp/phút, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu nhịp tim nghỉ lớn hơn 80 nhịp/phút thì có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, xương chậu và xương sống. Lý do là vì nhịp tim của bạn là một sự phản ánh mức độ tập thể dục của bạn. Nhịp tim nghỉ ngơi có xu hướng cao hơn ở những người ít vận động, đặc biệt là nhóm những người thừa cân - cần có khung xương chắc khỏe.

Dấu hiệu loãng xương

Khắc phục: Bắt đầu bằng cách kiểm tra nhịp tim nghỉ ngơi của bạn. Trong buổi sáng trong khi vẫn ở trên giường, đặt một hoặc hai ngón tay trên một điểm trên cổ tay hoặc cổ của bạn, đếm số nhịp đập trong 15 giây. Nhân con số đó bốn để có được nhịp tim nghỉ ngơi của bạn.

Nếu nhịp tim của bạn là 80 hoặc cao hơn nhiều, bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn cho việc vận động. Mặc dù hoạt động thể chất tạm thời làm cho trái tim của bạn đập nhanh hơn nhưng tập thể dục thường xuyên dần dần dẫn đến nhịp tim chậm hơn khi nghỉ ngơi. Tốt nhất, bạn nên tham gia các bài tập có lợi như đi bộ, chạy, tennis, nhảy múa, hoặc các lớp học aerobic như Zumba.

(Nguồn: Pre/Encog)