Người đăng tải câu chuyện là thành viên của một diễn đàn lớn dành cho giới trẻ Việt Nam. Thành viên này khẳng định đây là câu chuyện có thật, xảy ra ngay tại nơi mình sinh sống.
Dù mức độ chính xác của câu chuyện chưa được kiểm chứng, nhưng những vấn đề được nêu ra vẫn khiến cho nhiều bạn trẻ cũng như những bậc phụ huynh không khỏi lặng người suy nghĩ.
Thần tượng quan trọng hơn gia đình?
Dưới đây là tóm lược câu chuyện:
“Số là xóm em có một con nhỏ là fan của một nhóm nhạc Hàn Quốc. Một hôm nọ, nhóm nhạc ấy qua Việt Nam biểu diễn, nó đòi bố cho đi coi bằng được. Ông bố không cho, thì nó nói là nó cần cái band ấy hơn cả gia đình. Ông không nói tiếng nào, lẳng lặng móc tiền ra cho nó.
Sau khi nó hí hửng chạy đi, ông hàng xóm thay ổ khóa phòng nó, mang hết đồ đạc sách vở quăng hết ra đường, ai muốn lấy thì lấy. Vợ ông khóc sướt mướt, năn nỉ nhưng vô ích vì ông rất gia trưởng.
Dù mức độ chính xác của câu chuyện chưa được kiểm chứng, nhưng những vấn đề được nêu ra vẫn khiến cho nhiều bạn trẻ cũng như những bậc phụ huynh không khỏi lặng người suy nghĩ.
Thần tượng quan trọng hơn gia đình?
Dưới đây là tóm lược câu chuyện:
“Số là xóm em có một con nhỏ là fan của một nhóm nhạc Hàn Quốc. Một hôm nọ, nhóm nhạc ấy qua Việt Nam biểu diễn, nó đòi bố cho đi coi bằng được. Ông bố không cho, thì nó nói là nó cần cái band ấy hơn cả gia đình. Ông không nói tiếng nào, lẳng lặng móc tiền ra cho nó.
Sau khi nó hí hửng chạy đi, ông hàng xóm thay ổ khóa phòng nó, mang hết đồ đạc sách vở quăng hết ra đường, ai muốn lấy thì lấy. Vợ ông khóc sướt mướt, năn nỉ nhưng vô ích vì ông rất gia trưởng.
Khóc lóc vì không gặp được thần tượng tại sân bay. Ảnh minh họa.
Rồi con nhỏ ấy về nhà. 15 phút sau em thấy nó bay cùng với quần áo ra khỏi nhà. Lúc ra đi vẫn còn mạnh miệng là sống chết với thần tượng, thề không bao giờ quay lại.
Hai tuần trôi qua, bất ngờ con nhỏ đó trở về khu xóm nhỏ. Nó quỳ trước cửa nhà từ sáng cho đến hơn 3 giờ chiều chờ ông bố về. Má nó thấy tội quá gọi nó vào mà nó không chịu.
Rồi ông bố về nhà, đóng cửa lại không cho nó vào. Còn nó thì vừa khóc lóc thảm thiết, vừa lạy vừa xin bố nó mở cửa cho vào.
Ông bố thản nhiên ngồi đọc báo, uống cà phê ở sân, xong rồi kêu vợ lấy đồ ăn ra dọn trước cửa ăn. Bà vợ vừa bưng cơm vừa khóc trông tội lắm. Chừng 3 tiếng đồng hồ, ông mới kêu vợ mở cửa, đưa nó chén cơm trắng. Con nhỏ ăn ngoài hiên ngon lành.
Ông bắt nó đi cắt tóc, nhuộm đen lại, mua mấy bộ đồ rẻ tiền cho nó mặc, cấm không được dùng máy tính, cơm ngày 3 bữa, không một đồng trong túi, tự đi bộ đến trường.
Ông qua nhà em đánh cờ, ba em hỏi sao ác thế, ông vừa nói vừa khóc là ông hết cách rồi, khuyên nhủ, đánh đập nó không nghe nên mới phải làm như vậy.
Ba em lại hỏi: ‘không sợ nó ra ngoài bị dụ dỗ à’, ông mới nói nguyên tuần đó ông xin nghỉ việc theo dõi nó. May mà nó về sớm không là ông bị đuổi rồi. Còn bà vợ ông không cho một đồng nào vì sợ bà tiếp tế cho nó…”.
Thế mới là dạy con!
Ngay sau khi xuất hiện, câu chuyện đã lan truyền trong cộng đồng mạng Việt Nam với tốc độ chóng mặt và nhận được rất nhiều phản hồi từ các thành viên. Nhiều người đã không giấu nổi sự ngạc nhiên và cảm phục bài học mà ông bố trong câu chuyện dành cho đứa con của mình.
Trên mạng xã hội Facebook, thành viên nick Mèo Mun nhận xét: “Khi đọc phần đầu, mình đã trách ông bố sao mà phũ phàng thế. Nhưng đọc đến đoạn cuối thì mình rất xúc động và ngưỡng mộ trước tấm lòng cao cả mà ông bố dành cho đứa con gái của mình”.
Thành viên Nguyễn Tài bình luận: “Một người cha đầy bản lĩnh mà tình thương con cũng vô bờ bến. Con bé cũng hết thuốc chữa rồi nên ổng mới phải dùng cái cách ấy mà trong bụng ko khỏi xót xa”.
Không ít thành viên cho rằng, đối với một bộ phận thanh thiếu niên đã trở nên “mê muội hết thuốc chữa” trong trào lưu “cuồng thần tượng” hiện nay thì chỉ có những biện pháp như của ông bố kể trên mới tỏ ra hữu hiệu.
Thành viên lehoanglata cho rằng: “Đòn đau nhớ đời nhưng cô bé đó ăn những trận đòn đau mà vẫn lì. Chỉ còn hình phạt này thôi, dù không đau nhưng rất thấm. Các bậc phụ huynh nên tham khảo”.
Có thành viên còn khẳng định sau này mình sẵn sàng dùng biện pháp trong câu chuyện nếu đứa con của mình không chịu nghe lời. “Mình sau này dạy con mình mà nó cũng không nghe thì chỉ có nước dùng chiêu này. Đánh đòn chỉ hiệu quả lúc con còn bé. Còn lớn rồi thì chỉ có cách đó nếu dạy bảo bằng lời không được”, thành viên nick ladykiller123456 chia sẻ.
Hai tuần trôi qua, bất ngờ con nhỏ đó trở về khu xóm nhỏ. Nó quỳ trước cửa nhà từ sáng cho đến hơn 3 giờ chiều chờ ông bố về. Má nó thấy tội quá gọi nó vào mà nó không chịu.
Rồi ông bố về nhà, đóng cửa lại không cho nó vào. Còn nó thì vừa khóc lóc thảm thiết, vừa lạy vừa xin bố nó mở cửa cho vào.
Ông bố thản nhiên ngồi đọc báo, uống cà phê ở sân, xong rồi kêu vợ lấy đồ ăn ra dọn trước cửa ăn. Bà vợ vừa bưng cơm vừa khóc trông tội lắm. Chừng 3 tiếng đồng hồ, ông mới kêu vợ mở cửa, đưa nó chén cơm trắng. Con nhỏ ăn ngoài hiên ngon lành.
Ông bắt nó đi cắt tóc, nhuộm đen lại, mua mấy bộ đồ rẻ tiền cho nó mặc, cấm không được dùng máy tính, cơm ngày 3 bữa, không một đồng trong túi, tự đi bộ đến trường.
Ông qua nhà em đánh cờ, ba em hỏi sao ác thế, ông vừa nói vừa khóc là ông hết cách rồi, khuyên nhủ, đánh đập nó không nghe nên mới phải làm như vậy.
Ba em lại hỏi: ‘không sợ nó ra ngoài bị dụ dỗ à’, ông mới nói nguyên tuần đó ông xin nghỉ việc theo dõi nó. May mà nó về sớm không là ông bị đuổi rồi. Còn bà vợ ông không cho một đồng nào vì sợ bà tiếp tế cho nó…”.
Thế mới là dạy con!
Ngay sau khi xuất hiện, câu chuyện đã lan truyền trong cộng đồng mạng Việt Nam với tốc độ chóng mặt và nhận được rất nhiều phản hồi từ các thành viên. Nhiều người đã không giấu nổi sự ngạc nhiên và cảm phục bài học mà ông bố trong câu chuyện dành cho đứa con của mình.
Trên mạng xã hội Facebook, thành viên nick Mèo Mun nhận xét: “Khi đọc phần đầu, mình đã trách ông bố sao mà phũ phàng thế. Nhưng đọc đến đoạn cuối thì mình rất xúc động và ngưỡng mộ trước tấm lòng cao cả mà ông bố dành cho đứa con gái của mình”.
Thành viên Nguyễn Tài bình luận: “Một người cha đầy bản lĩnh mà tình thương con cũng vô bờ bến. Con bé cũng hết thuốc chữa rồi nên ổng mới phải dùng cái cách ấy mà trong bụng ko khỏi xót xa”.
Không ít thành viên cho rằng, đối với một bộ phận thanh thiếu niên đã trở nên “mê muội hết thuốc chữa” trong trào lưu “cuồng thần tượng” hiện nay thì chỉ có những biện pháp như của ông bố kể trên mới tỏ ra hữu hiệu.
Thành viên lehoanglata cho rằng: “Đòn đau nhớ đời nhưng cô bé đó ăn những trận đòn đau mà vẫn lì. Chỉ còn hình phạt này thôi, dù không đau nhưng rất thấm. Các bậc phụ huynh nên tham khảo”.
Có thành viên còn khẳng định sau này mình sẵn sàng dùng biện pháp trong câu chuyện nếu đứa con của mình không chịu nghe lời. “Mình sau này dạy con mình mà nó cũng không nghe thì chỉ có nước dùng chiêu này. Đánh đòn chỉ hiệu quả lúc con còn bé. Còn lớn rồi thì chỉ có cách đó nếu dạy bảo bằng lời không được”, thành viên nick ladykiller123456 chia sẻ.