Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 1

Cùng với những cụ già râu tóc bạc phơ, mặc quần áo truyền thống bên mực tàu, giấy đỏ, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những ông đồ trẻ trung, đẹp trai ở phố ông đồ. Có người cầu kỳ trong những trang phục áo dài cổ truyền hoặc áo kiểu Tàu, cũng có người ăn vận thời trang, sành điệu.

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 2
Nhiều ông đồ trẻ mặc áo dài truyền thống ... (Ảnh H.T)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 3
... và cũng có người ưa đồ Âu sành điệu.
(Ảnh H.T)

Trong đội ngũ những ông đồ trẻ, có những người là thư pháp gia chuyên nghiệp, được đào tạo căn bản về thư pháp, thư họa, gắn bó với nghiệp bút nghiên; cũng có những ông đồ “thời vụ” là sinh viên hoặc người ngoài ngành, vì nhiều lẽ, cũng đến “cho chữ” ở phố ông đồ.  Mùa Tết năm nay, nhiều ông đồ trẻ đến từ những miền đất xa xôi cũng về đây tụ hội. Rất ít ông đồ trẻ có thể viết thành thục thư pháp chữ Hán, trừ những người được đào tạo căn bản và có một số vốn chữ Hán – Nôm lận lưng.

Thư pháp gia Bách Lĩnh Đặng Anh Việt là một trong số hiếm những ông đồ trẻ thông thạo Hán ngữ. Anh là “nhị tú” trong nhóm thư pháp “Nhị thập bát tú” (hai mươi tám vì sao sáng) nổi tiếng. Đã tốt nghiệp một trường Đại học danh giá của Trung Quốc, thư pháp gia này cũng từng học nghệ thuật thư pháp và thư họa Trung Hoa. Tết nào anh cũng tham gia viết ở phố ông đồ và sân Thái Học (trong Văn Miếu).

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 4
Bách Lĩnh Đặng Anh Việt là một trong số ít ông đồ trẻ mặn mà với thư pháp Hán. (Ảnh H.T)

Ngắm những bức thư pháp, thư họa của anh, ta có thể thấy toát ra từ đó khí lực và định lực rất mạnh và cả sự bay bổng, chất “phiêu” của người viết. Với anh, thư pháp không phải là nghệ thuật của sự bung tỏa, mà là sự kiểm soát được năng lượng và tinh thần.

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 5
Anh là ngôi sao thứ hai trong nhóm "Nhị thập bát tú". (Ảnh H.T)

Để tạo cho mình phong cách riêng, không chỉ trau dồi khả năng viết chữ, vẽ tranh, anh Việt còn luyện thêm Vịnh Xuân quyền - một môn võ cổ truyền Trung Hoa với đặc tính mềm dẻo, dùng nhu chế cương, nương theo lực của đối thủ mà phản đòn.

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 6
"Để viết thư pháp, năng khiếu chỉ là một yếu tố, còn cần cả định lực và khí lực nữa". (Ảnh H.T)

Những ngày thường, ông đồ trẻ này mở lớp dạy thư pháp, thư họa cho những người yêu thích và kinh doanh văn phòng tứ bảo (giấy, bút, mực, triện…) phục vụ những ai đam mê nghề giấy mực.

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 7
Ông đồ này đã đào tạo được nhiều thế hệ học trò kế cận. (Ảnh H.T)

Cũng thuộc dạng sành chữ Hán là ông đồ Long, cử nhân Hán Nôm trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn. Anh Long cho biết, anh chỉ tham gia phố ông đồ cho vui. Khách tìm đến anh hầu hết là những người quen biết từ trước hoặc do anh em bạn bè giới thiệu. 

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 8
Anh Long cũng là người trung thành với thư pháp Hán. (Ảnh H.T)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 9
Nhiều khách quen vẫn đến tìm anh xin chữ.
(Ảnh H.T)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 10
Ông đồ này còn viết thư pháp kiểu chữ giáp cốt - một loại ký tự cổ xưa. (Ảnh H.T)

Phần lớn những ông đồ trẻ khác theo đuổi thư pháp chữ quốc ngữ (thư pháp Việt), có người còn sáng tạo viết thư pháp bằng… tiếng Anh. Họ có thể đến với thư pháp từ nền tảng nghệ thuật (có nhiều người là cử nhân Mỹ thuật) hoặc đơn thuần vì đam mê.

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 11
Ông đồ xứ Nghệ này là dân tay ngang ... (Ảnh H.T)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 12
... tự học viết thư pháp Việt. (Ảnh H.T)

Ông đồ trẻ nhất trong phố chữ là bạn Lê Thành Trung (1994). Trung là sinh viên năm nhất trường Đại học Bách Khoa.

 
Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 13
Ông đồ 9X Lê Thành Trung ... (Ảnh H.T)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 14
... khiến nhiều cô gái "choáng váng" với nụ cười có duyên ... (Ảnh H.T)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 15
... và niềm say mê đặc biệt dành cho thư pháp. (Ảnh H.T)

Chàng trai Hà Nội này chia sẻ, dù học ngành kỹ thuật nhưng Trung rất mê thư pháp. “Khăn gói” theo học thư pháp gia Kiều Quốc Khánh đã hai năm, năm nay Trung mới tự tin tham gia phố ông đồ.

Hầu hết các ông đồ trẻ được khách hàng chú ý, phần vì vẻ ngoài của họ khá thu hút, phần vì nhiều người khéo ăn nói, khéo chiều lòng khách và có vẻ dễ gần. Năm nay, thư pháp Việt được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ.

  Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 16
Những ông đồ trẻ trung ... (Ảnh Chí Toàn)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 17
... có tài năng ... (Ảnh Chí Toàn)
 

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 18
... và phong cách ... (Ảnh Chí Toàn)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 19
... đang trẻ hóa phố chữ. (Ảnh Chí Toàn)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 20
"Sống" khó lắm!

Nắm bắt được xu thế đó, nhiều ông đồ già cũng chuyển hướng sang thư pháp Việt. Có người còn nhanh nhẹn nhờ dịch sẵn những chữ quen thuộc sang tiếng Anh để “câu” khách du lịch.

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 21
Một số ông đồ già cũng chuyển sang chơi thư pháp Việt. (Ảnh Chí Toàn)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 22
Trao đổi "bí kíp" viết chữ đẹp. (Ảnh Chí Toàn)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 23
Một số chữ quen thuộc được dịch sẵn ý nghĩa...
(Ảnh Chí Toàn)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 24
... để khách Tây hiểu trước khi quyết định xin chữ. (Ảnh Chí Toàn)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 25
Vẫn có những ông đồ già "bảo thủ" ... (Ảnh Chí Toàn)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 26
... gìn giữ nét xưa ... (Ảnh Chí Toàn)

Ngắm những ông đồ đẹp trai nhất "phố chữ" Văn Miếu 27
... cho những người còn yêu Hán tự. (Ảnh Chí Toàn)

Những ông đồ chuyên thư pháp Hán cũng vẫn có nguồn khách của riêng mình – thường là những người lớn tuổi hoặc người hoài cổ. Tất cả làm nên diện mạo đa dạng của phố chữ ngày xuân.