Nhìn vào đôi mắt lấp lánh hạnh phúc, dáng vóc gọn ghẽ, nghe giọng nói truyền cảm mượt như nhung của Trần Lan Hương, khó có thể tưởng tượng, ít năm trước chị đã từng đối mặt với những vấn đề lớn về sức khỏe tinh thần. Người phụ nữ này đã từng làm cho một quỹ đầu tư ngành tài chính, rồi là chuyên viên kinh tế của Tổng lãnh sự quán Mỹ, là Giám đốc một quỹ đầu tư SEAF, giám đốc đầu tư phát triển dự án bệnh viện rồi làm tư vấn độc lập cho ngành ngân hàng. Tiền dư dả và địa vị cũng cao, nhưng sau 15 năm làm việc, chị bỗng cảm thấy muốn dừng lại.
Từ bỏ những công việc giá trị và địa vị cao, chị Trần Lan Hương trở thành huấn luyện viên sức khỏe đầu tiên tại Việt Nam.
Chị còn là một huấn luyện viên Yoga và Thiền.
"Cái duyên đã đưa tôi đến với con đường đặc biệt này".
Tốt nghiệp Học viện Dinh dưỡng Institute for Integrative Nutrition và được Hiệp hội trị liệu không dùng thuốc Hoa Kỳ AADP - AADP Certified Health Coach chứng nhận, Trần Lan Hương là người Việt Nam đầu tiên trở thành Chuyên gia Tư vấn Huấn luyện Dinh dưỡng và Sức khỏe – một nghề hết sức lạ tai ở Việt Nam. Trở về nước, chị chưa nghĩ đến việc sẽ đi dạy. Ở Việt Nam, chị là người đầu tiên học nghề này, không có tiền bối, chị chưa xác định mình phải triển khai như thế nào nên chỉ bắt đầu bằng việc tự xử lý những vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và bạn bè. Nhưng rồi, chứng kiến những người xung quanh gặp những vấn nạn về sức khỏe mà đáng lẽ hoàn toàn có thể phòng tránh được, thấy xót xa, chị quyết định truyền thụ những kiến thức và trải nghiệm quý giá của mình cho cộng đồng.
Nhiều thách thức với nghề lạ
Chị Hương cho hay, chuyên gia tư vấn huấn luyện sức khỏe là một nghề tổng hòa. Chị vừa là bác sĩ dinh dưỡng vì dạy về thức ăn vật chất, vừa là huấn luyện viên thể thao vì dạy cách tập luyện, vừa là cố vấn nghề nghiệp, vừa giống bác sĩ tâm lý vì phải nói chuyện về “thức ăn tinh thần” với học viên.
Theo chị, bí quyết quan trọng nhất để có được sức khỏe và hạnh phúc bền vững đó là sự cân bằng các yếu tố. Bên cạnh một chế độ ăn hợp lý, những “thức ăn tinh thần” như công việc sự nghiệp, các mối quan hệ, tập thể dục và tâm linh – bốn khía cạnh quan trọng làm nên “vòng tròn cuộc sống” – cũng cực kỳ quan trọng. Chỉ cần thiếu hụt, bị stress ở một trong bốn lĩnh vực đều có thể làm cho cuộc sống không hạnh phúc và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.
Vậy nên, để huấn luyện sức khỏe thành công, chị phải nắm được “vòng tròn cuộc sống” của từng học viên, tìm ra điều gì tạo cảm hứng, điều gì tạo stress, sau đó lập phác đồ cho từng người, hướng dẫn họ cách tự điều chỉnh lại cuộc sống để khỏe mạnh và hạnh phúc.
Với phác đồ "vòng tròn cuộc sống", chị tìm ra những vấn đề của học viên và giúp họ tự điều chỉnh cuộc sống.
Một thách thức trong nghề nghiệp của chị là sự bền bỉ. Mỗi khóa huấn luyện với chị, ngắn thì 3 buổi trong 4 tuần, dài thì 6 buổi trong 11 tuần, kết hợp thực hành thay đổi thói quen. Một số người sốt ruột đã yêu cầu chị… cung cấp thực đơn giảm cân. Cười, chị bảo mình luôn từ chối, vì chị biết, nếu có thiết kế thực đơn, họ cũng sẽ không bao giờ theo được lâu dài . “Sự cân bằng là quan trọng nhất. Tôi không theo những trường phái giảm cân cực đoan kiểu bỏ hẳn một nhóm thức ăn nào đó, đề ra một danh sách các hạn chế và thức ăn nên hay không nên ăn, mà hướng học viên đến việc điều chỉnh thực đơn hiện tại, thay thế những thức ăn hằng ngày họ quen thuộc bằng những thực phẩm tương đương nhưng tốt hơn cho sức khỏe, huấn luyện họ tạo lập một cuộc sống hạnh phúc, mạnh khoẻ một cách linh hoạt, hứng thú và không phải tự hạn chế thái quá. Một chế độ ăn bền vững là phải làm cho mọi người thích và có thể theo suốt đời, chứ không phải khiến họ giảm cân tạm thời, vì nếu không duy trì được thì đâu lại vào đấy” – chị khẳng định.
"Huấn luyện sức khỏe ở Việt Nam là nghề mới và nhiều thách thức"
Chị chia sẻ, công việc của chị chủ yếu là giúp những ai đã sẵn sàng cần hướng dẫn. Trần Lan Hương chia sẻ, hiện tại là khoảng thời gian chị hạnh phúc nhất, vì được nhìn thấy những học viên của mình khỏe lên mỗi ngày. “Bạn biết không, tôi có một học viên nữ bị táo bón kinh niên, sau hai buổi học với tôi, buổi thứ ba chị ấy đến sớm hơn cả cô giáo, vừa nhìn thấy tôi đã nhảy lên khoe rất hồn nhiên: Ôi em ơi, chị đi cầu được rồi, chị đi suôn sẻ lắm! Hoặc những lời khoe như: chị ơi da em bớt mụn hơn rất nhiều, chị ơi hôm nay tóc em được mẹ khen là óng ả ra, lại tưởng em đi hấp dầu, em xuống được 2 size quần, đã mặc vừa áo dài ngày xưa… Những điều nho nhỏ đó mang lại cho tôi niềm hạnh phúc rất lớn, vì tôi hiểu, những cái đơn giản đó mà họ không biết cách xử lý ở thời điểm này, vài năm sau, chúng sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều”.
Với phác đồ "vòng tròn cuộc sống", chị tìm ra những vấn đề của học viên và giúp họ tự điều chỉnh cuộc sống.
"Huấn luyện sức khỏe ở Việt Nam là nghề mới và nhiều thách thức"
Bên cạnh việc nghiên cứu, cập nhật những kiến thức mới, bản địa hóa những kiến thức học ở Mỹ trong môi trường Việt Nam, một thách thức khác đặt ra cho Trần Lan Hương là những lời “mời gọi” từ các công ty thực phẩm chức năng, thức ăn công nghiệp. Chị thẳng thắn: “Một vài người khi đến với tôi có thể nghi hoặc, vì những người làm nghề “tư vấn dinh dưỡng”, thực chất là bán thực phẩm chức năng không hiếm; nhưng học với tôi rồi, họ sẽ hiểu tôi không bán gì ngoài kiến thức. Cũng có rất nhiều công ty đặt vấn đề muốn tôi trở thành kênh bán thực phẩm chức năng cho họ, nhưng tôi trả lời ngay là không, trường phái của tôi thậm chí còn khuyên người ta chỉ sử dụng sản phẩm tự nhiên cơ mà”.
Chị luôn hướng học viên đến sự cân bằng và gần gũi với thiên nhiên.
Chị luôn hướng học viên đến sự cân bằng và gần gũi với thiên nhiên.
Cười, chị tiếp: “Để đứng vững trước cám dỗ của đồng tiền, có lẽ người ta phải có trải nghiệm. Sau 15 năm đi làm, tôi hiểu đồng tiền không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện thôi, biết được ranh giới của đạo đức để vượt qua được thiên kiến, không thỏa hiệp với những thứ khiến mình mất đi sự khách quan”
Chị chia sẻ, công việc của chị chủ yếu là giúp những ai đã sẵn sàng cần hướng dẫn. Trần Lan Hương chia sẻ, hiện tại là khoảng thời gian chị hạnh phúc nhất, vì được nhìn thấy những học viên của mình khỏe lên mỗi ngày. “Bạn biết không, tôi có một học viên nữ bị táo bón kinh niên, sau hai buổi học với tôi, buổi thứ ba chị ấy đến sớm hơn cả cô giáo, vừa nhìn thấy tôi đã nhảy lên khoe rất hồn nhiên: Ôi em ơi, chị đi cầu được rồi, chị đi suôn sẻ lắm! Hoặc những lời khoe như: chị ơi da em bớt mụn hơn rất nhiều, chị ơi hôm nay tóc em được mẹ khen là óng ả ra, lại tưởng em đi hấp dầu, em xuống được 2 size quần, đã mặc vừa áo dài ngày xưa… Những điều nho nhỏ đó mang lại cho tôi niềm hạnh phúc rất lớn, vì tôi hiểu, những cái đơn giản đó mà họ không biết cách xử lý ở thời điểm này, vài năm sau, chúng sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều”.