Nhộn nhịp "chợ" đổi tiền mới trên mạng

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa sẽ bước đến Tết Nguyên đán, mà lì xì là một trong những phong tục không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về. Tuy nhiên tiền lì xì thường sẽ được dùng tiền mới với ngụ ý mang lại may mắn. Do đó, đến hẹn lại lên, thị trường đổi tiền mới cũng bắt đầu trở nên nhộn nhịp. Trên các nền tảng MXH như Facebook, TikTok, người dùng dễ dàng bắt gặp những bài đăng về dịch vụ đổi tiền mới.

Đa phần mọi người muốn đổi tiền lì xì mệnh giá từ 10.000 đồng trở lên. Ngoài ra, một nhóm ít người hơn muốn đổi tiền lẻ mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng với mục đích sử dụng khi đi lễ chùa.

Đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán nhộn nhịp trên chợ mạng với chênh lệch lớn, người đổi coi chừng mất tiền oan- Ảnh 1.

Trên nhiều nền tảng MXH, người dùng dễ dàng bắt gặp những quảng cáo, bài đăng về dịch vụ đổi tiền mới. Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên điều đáng nói là "phí" đổi năm nay ở mức khá cao, dao động từ từ 3%-10% tùy mệnh giá, tương đương đổi 1 triệu đồng mất 30.000-100.000 đồng tiền phí. Nhiều người thắc mắc, liệu hành vi này có bị cấm?

Coi chừng mất tiền oan

Với những lời quảng cáo hấp dẫn như: "Mức phí "hạt dẻ" (rất rẻ) so với thị trường", "Được free ship (giao hàng miễn phí) nếu ở gần", "Khách có thể nhận hàng, kiểm tra rồi mới thanh toán",... đã có không ít người thực hiện giao dịch. 

Tuy nhiên, thực tế đã có không ít người thực hiện giao dịch đổi tiền mới nhưng khi nhận lại tiền được đổi thì không đủ như cam kết, thậm chí khi nhận lại là tiền giả.

Các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý của người muốn đổi tiền để thực hiện hành vi lừa đảo. Đa số đối tượng khi nhận được tiền thật của người có nhu cầu đổi tiền liền chặn liên lạc và "lặn" mất tăm.

Vậy, khi giao dịch đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán người dân cần lưu ý những gì?

Đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán nhộn nhịp trên chợ mạng với chênh lệch lớn, người đổi coi chừng mất tiền oan- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Ai có quyền được đổi tiền Tết?

Theo Điều 12 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước như sau:

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước

1. Thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.

2. Niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước tại nơi giao dịch.

3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hướng dẫn, kiểm tra việc thu, đổi, tuyển chọn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.

Theo đó, hiện nay chỉ có Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi được phép đổi tiền Tết nếu khách hàng có yêu cầu.

Đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán nhộn nhịp trên chợ mạng với chênh lệch lớn, người đổi coi chừng mất tiền oan- Ảnh 3.

Chỉ Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước mới có chức năng thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Ảnh minh hoạ.

Đồng thời Điều 13 Thông tư 25/2013/TT-NHNN còn cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước có quyền thực hiện:

- Tuyển chọn, phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

- Thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.

- Niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước tại nơi giao dịch.

Như vậy, theo quy định pháp luật, hiện chỉ có quy định về việc thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, chưa có các quy định về việc đổi tiền cũ sang tiền mới vẫn đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán nhộn nhịp trên chợ mạng với chênh lệch lớn, người đổi coi chừng mất tiền oan- Ảnh 4.

Chưa có các quy định về việc đổi tiền cũ sang tiền mới vẫn đủ tiêu chuẩn lưu thông. Ảnh minh hoạ.

Vậy những loại tiền nào mới được đổi?

Theo Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:

- Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan); Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan); 

Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.

Việc thu đổi tiền ở các tổ chức có quyền thực hiện thu đổi tiền sẽ thực hiện miễn phí.

Như vậy, hành vi đổi tiền ăn chênh lệch dịp Tết Nguyên đán là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt.

Đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán nhộn nhịp trên chợ mạng với chênh lệch lớn, người đổi coi chừng mất tiền oan- Ảnh 5.

Ảnh minh hoạ.

Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ như sau:

Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ

...

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;

...

Ngoài ra, chủ thể có hành vi đổi tiền Tết trái pháp luật còn phải nộp lại toàn bộ số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mà có được. Người dân nên cẩn trọng, không chuyển tiền cho người lạ để tránh mất tiền oan.