Hoa đã héo

Thứ đầu tiên gia chủ cần chú ý để hạ xuống sau Tết chính là những bình hoa tươi, cành đào, cành mai đã héo. Nhiều người có thói quen để hết rằm mới hạ bàn thờ nên không quan sát đến các bình hoa còn tươi hay đã héo úa. Việc chưng hoa héo quá lâu là một điều kiêng kỵ mà gia chủ không nên mắc phải.

Theo quan niệm xưa, hoa tươi thể hiện sự kính trọng của con cháu đối với tổ tiên, nhưng khi đã héo lại có thể sinh nhiều điều xui, bệnh tật, đau ốm và ảnh hưởng đến phong thủy của gia đình.

Dọn bàn thờ sau Tết đừng quên hạ 4 món đồ này xuống, tránh mất lộc cả năm - Ảnh 2.

Hoa giả

Nhiều gia đình thích chưng hoa giả trên ban thờ ngày Tết vì chúng có thể giữ lâu mà không khô héo. Theo phong thủy, không nên chưng hoa giả trên ban thờ vì thể hiện sự bất kính với đấng trên, đặc biệt là trong dịp Tết. Nếu gia đình có thói quen này thì nên hạ xuống càng sớm càng tốt, không nên chưng hoa giả cả tháng trên ban thờ gia tiên.

Dọn bàn thờ sau Tết đừng quên hạ 4 món đồ này xuống, tránh mất lộc cả năm - Ảnh 3.

Vàng mã

Con cháu thường dâng vàng mã lên ban thờ để thể hiện sự kính trọng, lòng thành đối với ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, bạn không nên đặt những thứ này quá lâu trên ban thờ. Giấy tiền vàng mã chỉ có thể dâng cúng, sau đó đem hóa thì tổ tiên mới nhận được.

Hai thời điểm phù hợp để hóa vàng chính là ngày 23 Tháng Chạp hoặc mùng 3 Tết để giúp mọi việc hanh thông, đường tài lộc, công danh, bình an của gia đình được thuận lợi, may mắn.

Dọn bàn thờ sau Tết đừng quên hạ 4 món đồ này xuống, tránh mất lộc cả năm - Ảnh 4.

Hoa quả giả

Tương tự như hoa giả, bạn nên chưng quả thật lên ban thờ gia tiên để tỏ lòng kính biếu và thành tâm. Nếu lỡ dùng hoa quả giả thì nên sớm hạ xuống để không bị mất lộc cả năm, tránh xui xẻo bủa vây.

Dọn bàn thờ sau Tết đừng quên hạ 4 món đồ này xuống, tránh mất lộc cả năm - Ảnh 5.

*Các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm