Vào ngày 16/1/2019, Đổng Minh Châu, 65 tuổi, được bầu làm Chủ tịch Gree Electric sau 7 tháng gia hạn tái đắc cử của Hội đồng quản trị của Gree Electric (tập đoàn Điện máy Chu Hải Cách Lợi).

Năm 2021, Đổng Minh Châu sở hữu tài sản ròng 5,9 tỷ NDT (hơn 20 nghìn tỷ đồng), xếp thứ 31 trong bảng "CEO giàu nhất Trung Quốc của Hurun".

Đổng Minh Châu: Là "Bà đầm thép" trước mặt nhân viên, sau lưng là Bồ Tát sống, dạy con bằng trí tuệ của vị CEO bạc tỷ - Ảnh 1.

Đổng Minh Châu - CEO của Gree Electric.

Việc tái đắc cử thành công của Đổng Minh Châu là biểu hiện của tiếng lòng và sự tin tưởng của nhân viên đối với bà. Nhân viên là lực lượng chính trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, là động lực chính của cải cách và phát triển doanh nghiệp. Gree có thể duy trì xu hướng tăng trưởng ổn định trong ngành công nghiệp hoàn toàn nhờ vào những nỗ lực và phấn đấu của toàn thể nhân viên.

Đổng Minh Châu: Là "Bà đầm thép" trước mặt nhân viên, sau lưng là Bồ Tát sống, dạy con bằng trí tuệ của vị CEO bạc tỷ - Ảnh 2.

Trên thực tế, "Bà đầm thép" Đổng Minh Châu luôn xuất hiện trước công chúng với hình tượng nghiêm khắc. Ngoài nhân viên và đối tác, Đổng Minh Châu vô cùng nghiêm khắc với con trai, Đổng Đông Đông (hiện 37 tuổi). Chính nhờ sự giáo dục này, con trai của Đổng Minh Châu đã trưởng thành nên người khiến bà vô cùng tự hào.

Mất chồng ở tuổi 30, Đổng Minh Châu một mình nuôi con khôn lớn. Từ nhỏ đến lớn, con trai chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người mẹ CEO đầy quyền lực. Thời điểm học cấp 3, Đổng Đông Đông nói với mẹ rằng: "Mẹ có thể bắt đầu từ con số 0, con cũng có thể!".

Đổng Đông Đông vô cùng khiêm tốn. Mặc dù có hậu phương hùng mạnh, nhưng anh chưa bao giờ cho người ngoài biết mẹ mình là ai. Thậm chí, một số người còn nghĩ mẹ Đổng Đông Đông là luật sư vì anh có bằng thạc sĩ ngành luật.

Nữ CEO "mặt nghiêm khắc, tấm lòng Bồ Tát"

Đổng Minh Châu: Là "Bà đầm thép" trước mặt nhân viên, sau lưng là Bồ Tát sống, dạy con bằng trí tuệ của vị CEO bạc tỷ - Ảnh 3.

Thành công trong sự nghiệp và giáo dục của Đổng Minh Châu xuất phát từ 2 yếu tố: Một là niềm đam mê theo đuổi sự nghiệp của riêng mình. Hai là phương pháp dạy con của một bà mẹ CEO.

Chồng mất, bản thân phải lo toan cho sự nghiệp, Đổng Minh Châu giao đứa trẻ cho mẹ bà chăm sóc. Thế là con trai của bà được hưởng giáo dục cách một thế hệ. Theo đó, Đổng Đông Đông chính là “một đứa trẻ bị bỏ lại” chính hiệu (bố mẹ đi làm xa, con cái được ông bà chăm sóc).

Tình thế này vô cùng bất lợi đối với sự trưởng thành của một đứa trẻ. Song, Đổng Minh Châu lại không để chuyện này xảy ra.

Như chúng ta đã biết, Đổng Minh Châu là CEO của tập đoàn thiết bị gia dụng Gree Electric. Năm 36 tuổi, Đổng Minh Châu gia nhập Gree với thân phận một nhân viên nhỏ nhoi. 22 năm sau, bà đã trở thành chủ tịch của Gree.

Một số người nói rằng phụ nữ thành công trong sự nghiệp thường thất bại trong gia đình. Câu nói này tuy không thể chính xác 100% nhưng là vấn đề nổi cộm ai cũng phải công nhận.

Tuy nhiên, Đổng Minh Châu lại ngoại lệ.

Năm 1954, Đổng Minh Châu sinh ra trong một gia đình bình thường ở Nam Kinh (Giang Tô, Trung Quốc). Bà là con út trong 7 anh chị em.

Mặc dù không giàu có, nhưng hành trình trưởng thành của Đổng Minh Châu cũng được coi là thuận buồm xuôi gió. Đổng Minh Châu dựa vào những nỗ lực của mình thi đậu Học viện Giáo dục Cán bộ Vu Hồ ở tỉnh An Huy. 

Sau khi tốt nghiệp, bà làm công việc hành chính tại một viện nghiên cứu hóa chất ở Nam Kinh, sau đó kết hôn và có con, cuộc sống yên bình và hạnh phúc.

Năm 1984, khi con trai 2 tuổi, chồng của Đổng Minh Châu đột ngột qua đời. Cả thế giới dường như sụp đổ với người phụ nữ chỉ mới 30 tuổi.

Mất chồng, còn phải một mình nuôi nấng con trai 2 tuổi. Trong mắt rất nhiều người, cuộc đời Đổng Minh Châu xem như chấm hết.

Tuy nhiên, 6 năm sau khi chồng qua đời, Đổng Minh Châu, 36 tuổi, quyết định: Không thể cứ mãi chấp nhận sự sắp đặt bất công của ông trời, mà vươn lên trở thành chủ nhân của cuộc đời mình.

Đổng Minh Châu: Là "Bà đầm thép" trước mặt nhân viên, sau lưng là Bồ Tát sống, dạy con bằng trí tuệ của vị CEO bạc tỷ - Ảnh 5.

Giao đứa con trai 8 tuổi cho mẹ nuôi dưỡng, Đổng Minh Châu một mình “Nam tiến”, sau đó trở thành nhân viên bình thường nhất của Gree.

Đổng Minh Châu, từ một nhân viên kinh doanh thấp bé, nhờ vào “dám giận dám nói, dám nghĩ dám làm, nỗ lực phấn đấu, ý chí cầu tiến”, rồi trở thành "nữ tổng giám đốc bá đạo" nổi tiếng trong ngành, dẫn dắt tập đoàn Gree tạo ra doanh thu hơn 100 tỷ (tính theo NDT), thậm chí thương hiệu còn vươn tầm thế giới.

Một số người nói rằng: Đổng Minh Châu đi đến đâu thì cỏ cũng không dám mọc. Bà mạnh mẽ đến kinh sợ, vì tuân thủ nguyên tắc nên đã đắc tội với rất nhiều người. Nhưng không thể phủ nhận, bà đã đạt được thành công to lớn, 80 nghìn nhân viên luôn dành sự ngưỡng mộ và yêu thích đến vị nữ CEO tài giỏi. Tại sao?

Vì ước mơ của Đổng Minh Châu là khiến cho thế giới công nhận sự sáng tạo của Trung Quốc. Do đó, bà không cho phép mình thất bại.

Vì trong trái tim của Đổng Minh Châu chứa đựng tình yêu sâu sắc với sự nghiệp, có lòng trân trọng vô hạn đối với công nhân.

Nhân viên đột tử sau giờ làm việc: Đổng Minh Châu sẵn sàng bồi thường 1,2 triệu NDT (hơn 41,6 tỷ đồng). Chỉ có làm như thế, bà mới không bị dằn vặt suốt cuộc đời!

Năm 2017, Đổng Minh Châu đã tăng lương cho mỗi nhân viên của Gree là 1.000 NDT (gần 3,5 triệu đồng).

Đầu năm 2018, Đổng Minh Châu lại tiếp tục tăng lương thêm 1.000 NDT cho toàn bộ nhân viên.

80.000 nhân viên, ai làm việc chăm chỉ và đạt thành tích xuất sắc, cuối năm mỗi người nhận được căn hộ 2 phòng ngủ và 1 phòng khách.

Trên thực tế, Đổng Minh Châu không chỉ là một trong những người phụ nữ giàu và có sức ảnh hưởng nhất Trung Quốc, mà bà còn tạo ra rất nhiều ảnh hưởng đối với giáo dục trong tương lai.

"Bà đầm thép" dạy con: Không được tự cho mình hơn người khác vì có mẹ tỷ phú

1. Cho con trai "không gian, sự dịu dàng, các quy tắc"

Đổng Minh Châu: Là "Bà đầm thép" trước mặt nhân viên, sau lưng là Bồ Tát sống, dạy con bằng trí tuệ của vị CEO bạc tỷ - Ảnh 6.

Có rất nhiều cách dạy con, và phải phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của từng đứa trẻ.

Ví dụ, một số trẻ em không có tính chủ động, phải nghĩ cách để hướng dẫn chúng chủ động học tập; nhiều đứa trẻ lại rất chủ động, chúng ta phải cố gắng hết sức để kìm hãm lại một chút, cho chúng không gian, phát huy sở trường một cách tích cực… Đây mới là phương pháp giáo dục tốt nhất.

Đổng Minh Châu dạy con trai không phải với thân phận “bà đầm thép” của một công ty hàng đầu Trung Quốc, mà là sự dịu dàng của một người mẹ. 

Có người hỏi Đổng Minh Châu: “Thành tựu lớn nhất trong cuộc đời của bà là gì?”. 

Đổng Minh Châu tự tin trả lời: “Tôi thành công nhất trên 2 phương diện. Một, không nuông chiều con trai, để nó có thể phát triển một cách lành mạnh nhất. Hai, trong hơn một thập kỷ, Gree đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của Trung Quốc và vươn tầm quốc tế”.

Sự phát triển của trẻ em bị ảnh hưởng bởi phương pháp giáo dục của cha mẹ, của trường học và của môi trường xã hội. Trong đó, Đổng Minh Châu cho rằng cha mẹ phải chịu trách nhiệm rất lớn trong vấn đề này.

Tình yêu thực sự của cha mẹ không chỉ là sự thỏa mãn về mặt vật chất, mà quan trọng nhất là dạy cho con nhỏ học cách làm người, dung túng và nuông chiều ngược lại sẽ làm hại chúng. 

Đổng Minh Châu cho con trai "không gian, sự dịu dàng". Trên thực tế, đó chính là cho con tự do và khoan dung bác ái, cho con những thói quen tốt mang tính nề nếp, chứ không phải là sự kiểm soát đến ngạt thở.

2. Giúp con hình thành nên thói quen độc lập

Phát triển khả năng sinh tồn độc lập cho con trai

Trong việc dạy con, Đổng Minh Châu luôn tuân thủ quan niệm vốn có của mình.

Theo bà, tình mẫu tử tốt nhất là rèn luyện cho con một tính cách mạnh mẽ có thể đối mặt với bất kỳ trắc trở và khó khăn, nuôi dưỡng khả năng sinh tồn độc lập, để con học cách tự phán đoán, chứ không phải tất cả nghe theo lời cha mẹ.

Đổng Minh Châu: Là "Bà đầm thép" trước mặt nhân viên, sau lưng là Bồ Tát sống, dạy con bằng trí tuệ của vị CEO bạc tỷ - Ảnh 7.

Đổng Minh Châu và con trai Đổng Đông Đông.

Khi con trai 11 tuổi, Đổng Minh Châu cho con đi học trường nội trú, phát triển khả năng sống tự lập. Sớm thích nghi với sự cách biệt của mẹ, Đông Đông trở nên vô cùng hiểu chuyện so với bạn bè cùng trang lứa, có biểu hiện mạnh mẽ hơn khi đối mặt với những vấn đề tâm lý, thậm chí anh còn chủ động giúp đỡ bạn bè ở nhiều mặt.

Một buổi chiều cuối tuần, người bạn liền khóc sau khi tiễn cha mẹ về quê. Đông Đông thấy vậy đi đến khuyên nhủ: “Ba mẹ đi rồi, còn có chúng mình ở bên cạnh. Chúng ta càng vui vẻ thì thời gian trôi qua càng nhanh. Thế là 5 ngày sau, cậu lại có thể được gặp ba mẹ rồi!”.

Nhờ sự an ủi của Đông Đông, người bạn cùng phòng kia nhanh chóng nín khóc và lấy lại tinh thần.

Để con trai 12 tuổi đi máy bay một mình và buộc phải có chủ kiến

Công việc bận rộn, Đổng Minh Châu không thể ở chung với con trai từ sáng đến tối. Năm 12 tuổi, Đổng Đông Đông đến Chu Hải tận hưởng kỳ nghỉ đông với mẹ.

Thoáng cái đến ngày khai giảng, Đông Đông phải trở về Nam Kinh. Vài ngày trước, anh liền hỏi mẹ: “Ngày lên máy bay, mẹ có thể tiễn con không?”.

Thời điểm đó, Đổng Minh Châu đã là nữ doanh nhân đang ở đỉnh cao sự nghiệp, có đủ thực lực kinh tế cùng điều kiện đáp ứng mọi yêu cầu của con trai. Đối mặt với ánh mắt chờ đợi của con, Đổng Minh Châu đã từ chối với lý do là bà không có thời gian.

Đông Đông xin mẹ hãy cho trợ lý hoặc nhân viên công ty đi tiễn mình, nhưng lại bị bà từ chối.

Vào ngày con trai lên máy bay về Quảng Châu, Đổng Minh Châu chỉ tiễn con lên xe ra sân bay, vẫy tay vài cái rồi bà quay người lạnh lùng đi ngay. Song, đó chỉ là hình ảnh bà muốn con nhìn thấy, sự thật phía sau, bà không hề cứng rắn như vậy. Đổng Minh Châu tính toán thời gian con trai làm thủ tục lên máy bay rồi mấy giờ hạ cánh, cả vài giờ liền không thể yên tâm làm việc.

Đổng Minh Châu: Là "Bà đầm thép" trước mặt nhân viên, sau lưng là Bồ Tát sống, dạy con bằng trí tuệ của vị CEO bạc tỷ - Ảnh 8.

Bà cảm thấy mình đã nợ con trai quá nhiều. Bây giờ bà lại vô tình từ chối yêu cầu đơn giản của con, thân làm mẹ, bà có phải quá cay nghiệt và nghiêm khắc không? Phải biết rằng, đi máy bay không phải là chuyện đơn giản, càng thách thức hơn đối với đứa trẻ chỉ mới 12 tuổi. 

Việc tự đi xe công cộng đến sân bay, làm thủ tục đi máy bay một mình chính là thách thức mà Đổng Minh Châu muốn con phải vượt qua. Nữ CEO đã trấn an con trai rằng bà đã sắp xếp cho nhân viên công ty ở Nam Kinh đến đón khi hạ cánh.

Vì vậy, sau khi con lên xe ra sân bay, Đổng Minh Châu liên tục xem đồng hồ và tính toán thời gian. Sau vài tiếng chờ đợi trong thấp thỏm bất an, Đổng Minh Châu cuối cùng đã nghe tiếng điện thoại của nhân viên ở Nam Kinh. Nhân viên nói với Đổng Minh Châu, Đông Đông xuống sân bay với vẻ mặt vô cùng hoang mang và sợ hãi.

Đổng Minh Châu hiểu được nội tâm con trai lúc ấy căng thẳng tột cùng, vì thế bà tự trách mình nhiều hơn.

Thời gian trôi qua, Đổng Minh Châu vẫn thắc mắc, năm đó con trai chỉ mới 12 tuổi một mình đi trên xe ra sân bay, lại một mình lên máy bay, không biết trong lòng đã suy nghĩ những gì, hay chỉ có mỗi sợ hãi?

Mặc dù nợ con trai rất nhiều, nhưng Đổng Minh Châu cảm thấy cách tốt nhất để yêu thương con cái là để chúng biết tự lực và kiên cường.

Đổng Minh Châu nói: “Trong một gia đình, cha mẹ phải có một quy tắc và hệ thống để giáo dục con cái”. (Đổng Minh Châu: Giáo dục tốt cần cho con những điều này / Báo Giáo dục Trung Quốc, 16/3/2018)

“Nguyên tắc, hệ thống” hay đó chính là rèn luyện cho con những thói quen tốt và lòng trách nhiệm.

Đổng Minh Châu cho rằng một doanh nghiệp hoạt động dựa theo nguyên tắc và hệ thống rõ ràng, và phương pháp giáo dục con cũng vậy.

3. Nuôi dưỡng thói quen cần kiệm

Đổng Minh Châu: Là "Bà đầm thép" trước mặt nhân viên, sau lưng là Bồ Tát sống, dạy con bằng trí tuệ của vị CEO bạc tỷ - Ảnh 9.

Đổng Minh Châu nói: “Tôi cho rằng con trai ổn khi tự đi học một mình. Từ tiểu học đến đại học, tôi chưa bao giờ lái xe đến trường đón con dù lấy một lần. Ngay cả khi tôi bắt gặp con trên đường cũng không dừng lại và gọi con lên xe, mà con sẽ về nhà bằng xe buýt”.

"Không thể để điều kiện gia đình giàu có khiến con nhỏ sinh ra cảm giác ưu việt với người khác. Điểm mấu chốt để con có thể tự chủ trong tư tưởng là khiến con cảm thấy bản thân giống với những người khác và không có gì đặc biệt”. (Đổng Minh Châu nói về vấn đề nuôi dạy con: “Tôi không đón con bằng xe hơi”, trích “Báo đêm Dương Thành”.)

Điều Đổng Minh Châu làm có mang lại kết quả không?

Trong chương trình "Cùng đàm thoại với Dương Lan - Thuyết tương đối về cuộc sống" được phát sóng ngày 27/5/2015, nữ MC Dương Lan đã chia sẻ về Đổng Minh Châu như sau: “Có một lần, Đổng Minh Châu lái xe đi ngang qua cổng trường của con trai, thấy thằng bé đang tan học. Lúc ấy bà thật sự muốn dừng lại đón con về. Tuy nhiên, sau một lúc do dự trong xe, bà quyết định để con trai mình đi về nhà”.

“Một tiếng sau khi Đổng Minh Châu có mặt ở nhà, con trai mới về đến. Bà hỏi thằng bé đã làm gì trên đường, tại sao về nhà muộn như vậy?”.

"Con trai Đổng Minh Châu nói rằng nó phải chờ xe. Xe buýt có điều hòa là 2 tệ, xe không có điều hòa là 1 tệ, và thằng bé đã chờ xe 1 tệ hết nửa tiếng. Nghe con trai nói xong, Đổng Minh Châu rất vui mừng. Bà cảm thấy gia đình chẳng thiếu thốn và 1 tệ chỉ là cỏn con, nhưng như vậy có thể rèn luyện thói quen tiết kiệm cho con”. 

Với một CEO bạc tỷ như Đổng Minh Châu, việc đưa đón con bằng xe hơi là chuyện thường tình. Nhưng bà đã không làm vậy vì muốn con có được 2 thứ: một là ý thức độc lập của đứa trẻ, hai là tư duy không tự cho mình đặc quyền hơn người vì điều kiện giàu có.

Đồng thời, cũng tránh để con nhỏ phát triển theo hướng lười biếng, “không phải muốn gì đều có đó, mà phải dựa vào nỗ lực của bản thân”.

4. Hãy để con tự tìm thấy hướng đi cuộc đời

Đổng Minh Châu: Là "Bà đầm thép" trước mặt nhân viên, sau lưng là Bồ Tát sống, dạy con bằng trí tuệ của vị CEO bạc tỷ - Ảnh 10.

Hiện nay, cha mẹ chi phối con cái trong việc lựa chọn nguyện vọng thi đại học. Thế nhưng, thái độ của Đổng Minh Châu đối với vấn đề này là gì?

Tháng 5/2000, Đổng Minh Châu nghĩ đến con trai một tháng nữa sẽ thi đại học, đăng ký chuyên ngành cũng không thương lượng với bà. Thế là bà gọi điện hỏi con hứng thú với chuyên ngành gì.

Đông Đông không chút do dự, anh dự định đăng ký vào chuyên ngành luật của một trường đại học ở Bắc Kinh. Đổng Minh Châu hơi kinh ngạc, hỏi con vì sao không bàn bạc chuyện này với bà.

Đông Đông nghiêm túc nói với mẹ: “Không phải từ nhỏ con đã được dạy là làm gì cũng phải có chủ kiến sao? Con thích pháp luật, sự phát triển của xã hội cần càng nhiều người rành về pháp luật. Chỉ khi được làm công việc bản thân yêu thích thì mới có thể đạt được kết quả tốt, không phải sao?”.

Đổng Minh Châu thừa nhận quan điểm của con trai, bà khuyến khích con học hành nghiêm túc để chuẩn bị cho kỳ thi, cổ vũ con thực hiện ước mơ của mình. (“Phụ nữ hiện đại” số 06 năm 2017, "Bà đầm thép" Đổng Minh Châu: Tình mẫu tử tốt nhất là nuôi dưỡng sự độc lập của con cái.)

5. Cho con đi “lang thang”, chứng kiến nhiều cuộc đời không giống nhau

Đổng Minh Châu: Là "Bà đầm thép" trước mặt nhân viên, sau lưng là Bồ Tát sống, dạy con bằng trí tuệ của vị CEO bạc tỷ - Ảnh 11.

Tháng 7/2007, Đông Đông tốt nghiệp thạc sĩ ngành luật, chuẩn bị bước vào xã hội. Đổng Minh Châu hỏi con trai về kế hoạch công việc tương lai, đồng thời thăm dò xem con liệu có cần sự giúp đỡ của bà không.

Đông Đông nghiêm túc nói với mẹ: “Mẹ à! Mẹ có thể bắt đầu từ đầu số 0 thì con cũng có thể. Con muốn dùng thực lực để tự mở ra con đường của riêng mình!”.

Sau khi tốt nghiệp, Đông Đông chọn đến Thượng Hải làm việc, dựa vào năng lực của mình gia nhập một công ty luật nổi tiếng với vị trí đầu tiên là thực tập sinh. Công ty luật không cung cấp nơi ở, Đông Đông phải tự thuê nhà.

Luật sư thực tập chưa thể tìm kiếm vụ kiện tụng, không có thu nhập, chi phí sinh hoạt cũng có hạn.

Đổng Minh Châu hỏi con trai có muốn bà chuyển một số tiền vào thẻ ngân hàng không, Đông Đông từ chối: “Đi theo con đường riêng của mình, tự chịu khổ, tự kiếm ăn. Mẹ, con có thể làm được”.

Hai năm làm việc đầu tiên, phụ trách không nhiều vụ kiện tụng, thu nhập thấp, mức sống ở Thượng Hải lại cao, cuộc sống của Đông Đông có chút khó khăn, nhưng anh vẫn kiên trì và không ngửa tay xin tiền mẹ.

Đổng Minh Châu vui mừng với biểu hiện của con trai. Theo bà, tìm cho con một công việc lương cao rất dễ dàng, thậm chí tiếp quản Gree cũng là ý tưởng hay, nhưng nếu như vậy, kinh nghiệm cuộc sống của con sẽ quá ít ỏi, cuộc đời quá thuận buồm xuôi gió. Bà muốn con sống “lang bạt”, trải nghiệm đủ “đắng cay ngọt bùi” trong xã hội này.

Đổng Minh Châu: Là "Bà đầm thép" trước mặt nhân viên, sau lưng là Bồ Tát sống, dạy con bằng trí tuệ của vị CEO bạc tỷ - Ảnh 12.

Đổng Minh Châu dần dần hiểu rõ, nếu con đã đặt ra mục tiêu thì hãy cho chúng không gian an tĩnh. Chỉ cần bà thường xuyên hỏi thăm, cho con hậu phương tinh thần vững chắc, như vậy đã là quá đủ.

Điều khiến Đổng Minh Châu vô cùng yên tâm chính là, Đông Đông luôn khiêm tốn và giản dị, có sự trưởng thành trong tư duy, làm việc rất ít phạm sai lầm, ưu điểm lớn nhất là biết suy nghĩ cho người khác. Vì vậy, con trai của bà đi đến đâu cũng được yêu thích. 

Do nhu cầu công việc, Đông Đông cần phải mua một chiếc xe hơi để tiện di chuyển. Ngoại hình to cao (1m90), nếu đi chiếc xe nhỏ bình thường thì chắc chắn không phù hợp. Thế nhưng thời điểm đó, thu nhập của anh không cao nên chỉ có thể mua một chiếc SUV sản xuất trong nước hơn 100.000 NDT (gần 350 triệu đồng).

Một tháng sau, Đổng Minh Châu mới biết chuyện con trai mua xe.

Biết con chỉ mua một chiếc xe nội địa bình thường, Đổng Minh Châu hỏi con trai tại sao không nói với bà để được hỗ trợ, mua một chiếc xe tốt hơn, Đông Đông cười nói: “Lái xe sang bằng tiền của người khác làm gì sướng bằng chiếc xe tuy bình thường nhưng hoàn toàn thuộc về mình ạ”. (“Phụ nữ hiện đại” số 06 năm 2017, "Bà đầm thép" Đổng Minh Châu: Tình mẫu tử tốt nhất là nuôi dưỡng sự độc lập của con cái.)

Đổng Minh Châu dùng cách này để dạy con, cho chúng ta nhìn thấy một đứa trẻ ngoan đã trưởng thành với đầy đủ phẩm chất: “Sống thực tế, khiêm tốn, lạc quan, cầu tiến, độc lập, tự lực cánh sinh, siêng năng, cần cù, biết chịu thương chịu khó, tiết kiệm”.

(Nguồn: Sohu, 163, Zhihu)

Bà mẹ đơn thân Đổng Minh Châu: Tư duy giáo dục đằng sau câu chuyện dạy con - Ảnh 1.

https://afamily.vn/cach-day-con-dang-ne-cua-ba-dam-thep-dong-minh-chau-20220815070737856.chn