Mùa xuân đang đến rất gần, không khí Tết rộn ràng khắp mọi nơi nhưng có một việc bố mẹ không thể xem nhẹ đó là trông chừng trẻ khi cho trẻ đi chơi ngày Tết. Đặc biệt là trong những ngày Tết, xe cộ nhiều, người đông, nguy hiểm đối với trẻ cũng gia tăng.
Luôn để mắt đến trẻ
Năm mới, chuyện đi thăm họ hàng là điều không thể thiếu trong những ngày đầu xuân. Nếu bố mẹ dẫn trẻ đi chúc Tết họ hàng, cần hết sức lưu ý đề phòng trẻ đi lạc, phải luôn dõi theo trẻ trong mọi tình huống.
Nhiều gia đình còn trang bị kĩ càng như: vòng đeo tay chống thất lạc cho trẻ, dây đeo dắt trẻ đi dạo chống lạc... Tuy nhiên, những thiết bị có vẻ hữu ích này hoàn toàn vô dụng nếu như trẻ lọt vào tầm mắt của kẻ xấu. Bố mẹ cần nâng cao tinh thần cảnh giác, hãy nắm cổ tay trẻ, đề phòng trẻ hiếu động chạy ra xa khỏi bố mẹ.
Ảnh minh họa
Có nhiều tình huống nguy hiểm rình rập trẻ và xảy ra trong khoảng thời gian vỏn vẹn vài giây, khiến nhiều bậc cha mẹ chết lặng vì trở tay không kịp. Bố mẹ không nên cắm cúi xem điện thoại và cần để mắt đến trẻ, nhất là trong những tình huống như dẫn trẻ băng qua đường, đi dạo công viên, đi siêu thị. Cho dù bố mẹ có bận việc quan trọng, nhưng không thể nào quan trọng hơn sự an toàn của trẻ.
Tránh xa những nơi đông người
Trạm tàu hỏa và xe buýt là nơi có lưu lượng người qua lại rất lớn. Trong trường hợp không cần thiết, bố mẹ không nên dắt trẻ đến những nơi đông đúc và hỗn loạn.
Những lưu ý bố mẹ cần nhớ:
Ảnh minh họa
1. Trong mọi hoàn cảnh, bố mẹ cần nâng cao tinh thần cảnh giác và đề phòng trẻ thất lạc, đặc biệt là ở những nơi có lưu lượng người và xe cộ qua lại đông đúc.
2. Khi đi thang máy hoặc thang cuốn, bố mẹ luôn dõi theo trẻ, đề phòng trẻ chạy nhảy, leo trèo lên tay vịn hoặc bị quấn vào thanh cuốn.
3. Khi lên xuống xe, bố mẹ cần nắm chặt cổ tay của trẻ, đề phòng trẻ thất lạc hoặc té ngã.
4. Khi trẻ đến nơi công cộng, bố mẹ cần nhắc nhở trẻ không được gây náo loạn, không được rời xa bố mẹ.
5. Trên chuyến xe đường dài, bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn trái cây, bỏng ngô hoặc các loại hạt, bởi chúng có thể khiến trẻ bị mắc nghẹn.
6. Chú ý mặc áo quần giữ ấm cho trẻ.
7. Chuẩn bị những loại thuốc men cần thiết cho trẻ như thuốc giảm đau, hạ nhiệt, thuốc dùng khi ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy hay nôn ói.
8. Cho trẻ ngồi vị trí an toàn trên xe, tránh nơi có gió lùa.
9. Phổ cập cho trẻ kiến thức bảo vệ an toàn và những điều trẻ cần phải làm nếu không may bị lạc bố mẹ.
Nguồn: Sohu