Sinh con ra, ai mà lại chẳng mong muốn mang đến cho con mọi điều tốt đẹp nhất. Nhà có điều kiện thì không sao, chứ nhà không có điều kiện thì cũng đành ngậm ngùi cho con dùng "hàng chợ".
Tuy nhiên, tiết kiệm cái gì thì tiết kiệm, chứ riêng chuyện tã bỉm của con thì các cha mẹ đừng nên tiết kiệm. Bởi đây là vật dụng tiếp xúc trực với làn da của trẻ, nên nếu bỉm không tốt như không thoáng khí hay không thấm hút tốt sẽ dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị hăm "vùng kín". Thậm chí, còn có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu giống như con trai của bà mẹ Tiểu Dương, hiện đang sinh sống ở Trung Quốc.
Tiểu Dương trở thành bà mẹ bỉm sữa khi sinh con trai kháu khỉnh vào giữa năm 2020. Vì nhà nghèo nên chồng cô phải lên thành phố làm thuê, để một mình vợ ở nhà trông nom nhà cửa và nuôi nấng con cái. Bận bịu nhiều việc lại cộng thêm con thường quấy khóc cả ngày lẫn đêm, nên nhiều lúc Tiểu Dương mệt mỏi tới độ không thể quán xuyến mọi việc một cách chu toàn.
Cách đây vài hôm, chị gái của Tiểu Dương ghé qua nhà thăm em. Thấy em gái đang dở tay làm việc nên đã giúp đỡ cô chăm sóc em bé. Lúc thay bỉm cho cháu, chị gái Tiểu Dương phát hiện trên mông đứa trẻ có vệt trông như máu. Cô liền cảm thấy bất thường nên bảo Tiểu Dương nên cho con đi khám ngay lập tức.
Ban đầu, Tiểu Dương không quan tâm lắm, nhưng sau khi xem xét kỹ phần mông của con thì cô thấy mông con đỏ, ngứa. Thì ra bấy lâu nay con cô luôn quấy khó ngọ nguậy không yên là vì bị hăm tã nặng. Bà mẹ này vội vàng mang con đến bệnh viện khám liền.
Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết đứa trẻ đã bị nhiễm khuẩn vì có vi khuẩn trên niệu đạo, cần phải điều trị gấp, nếu không bệnh tình sẽ nặng hơn và hình thành nhiễm trùng đường tiết niệu ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Bác sĩ cũng hỏi Tiểu Dương xem cô cho con dùng bỉm như thế nào. Nghe người mẹ nói rằng cô chỉ mua một số loại bỉm được bạn bè giới thiệu có kích thước to dày dùng được lâu để tiết kiệm tiền, bác sĩ liền mắng bà mẹ này té tát.
Theo bác sĩ, loại bỉm mà Tiểu Dương dùng cho con đều có sử dụng màng PE bên trong nhằm ngăn chặn sự tràn bỉm tối đa, song màng PE lại rất kín khí. Môi trường ẩm ướt sau khi em bé tiểu kết hợp với việc không được thoáng khí đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Từ đó, gây ra hiện tượng hăm tã và nhiễm khuẩn. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu và làm tổn thương chức năng thận.
Mắng xong, bác sĩ đã hướng dẫn bà mẹ này 3 việc cần làm để ngăn ngừa tình trạng hăm tã ở trẻ em và tránh xa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm:
1. Sử dụng bỉm không có màng PE
Bỉm là một vật dụng tiếp xúc trực tiếp với làn da mỏng manh nhạy cảm của em bé, thế nên các cha mẹ cần phải lựa chọn thật cẩn thận. Đừng ham "của rẻ" mà hại đến sức khỏe của con. Tốt nhất bạn nên chọn những loại tã không có màng PE bảo vệ bên trong. Bởi mặc dù màng PE sẽ ngăn chặn tuyệt đối việc nước tiểu bị rò rỉ ra bên ngoài nhưng nó lại khiến môi trường bên trong chiếc bỉm rất bí bách dễ bị hăm.
Trong khi đó, những chiếc bỉm của các thương hiệu lớn luôn được sản xuất theo công nghệ hiện đại, vừa thấm hút tốt, vừa thoáng khí nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Trẻ sẽ không bị hăm, ngủ ngon vì "mông xinh luôn khô thoáng".
2. Vệ sinh vùng kín cho trẻ mỗi lần thay bỉm
Cứ mỗi lần thay tã cho con, các cha mẹ cần phải vệ sinh vùng kín của trẻ đúng cách. Bạn nên lau rửa bộ phận sinh dục cho con bằng bông gòn hoặc khăn ướt để bộ phận này sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả. Sau đó, nhẹ nhàng thấm khô da của trẻ bằng khăn sạch hoặc để nó khô tự nhiên trong không khí rồi mới cho con mang bỉm.
3. Sử dụng kem chống hăm
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem chống hăm tã, cha mẹ có thể mua về và bôi một ít kem lên khu vực quấn tã để da của bé được mềm mại và khô thoáng trước khi mang bỉm.
4. Đừng quấn bỉm quá chặt
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên quấn tã con quá chặt. Vì nếu quấn quá chặt sẽ ngăn cản luồng không khí vào trong bỉm, từ đó tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho hăm tã xuất hiện. Chưa kể quấn bỉm quá chặt còn có thể siết chặt bụng và đùi làm trẻ khó chịu.