Kỳ Kỳ (Trung Quốc) tháng đầu tiên đến Bắc Kinh học đại học. Bố mẹ cô lo lắng, đưa cho con 5.000 nhân dân tệ (gần 17 triệu đồng) để trang trải chi phí sinh hoạt, nói rằng số tiền dành cho hai tháng, nếu có chuyện khẩn cấp có thể tiêu trước. Tuy nhiên, mới 1 tháng, con gái đã gọi điện xin tiền bố mẹ.

Được biết, Kỳ Kỳ vừa mới ổn định ở trường thì có 3 người bạn cùng lớp cấp hai đến chơi. Một người đã tốt nghiệp trung học cơ sở và làm việc ở Bắc Kinh, người còn lại cũng đến Bắc Kinh học. Ban đầu, Kỳ Kỳ đãi họ một bữa thịnh soạn, sau đó cùng nhau đi công viên chơi. Cô gái thanh toán tất cả tiền vé, đồ uống và đồ ăn nhẹ.

Đứa trẻ có 3 biểu hiện sau đây chứng tỏ cha mẹ đã nuôi dạy quá đơn giản, sau này dễ chịu thiệt thòi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Điều nực cười nhất là khi một bạn chuẩn bị ra về, anh ta đã nói với Kỳ Kỳ: "Tôi đến đây vội quá quên mang theo tiền. Bạn có thể cho tôi một ít tiền mua vé được không?". Kỳ Kỳ nhiệt tình đưa 100 nhân dân tệ (khoảng 350 ngàn đồng).

Kết thúc cuộc vui chơi, ví của Kỳ Kỳ đã vơi đi gần hết. Cô đành gọi về cho phụ huynh. Bố mẹ cô cũng rất ngạc nhiên. Sau khi nghe sự tình, bà mẹ hỏi: "Cả ba cùng ăn và chơi, sao con trả tiền một mình. Con còn đi học chứ đã đi làm đâu?". Kỳ Kỳ nói: "Họ đến chơi với con, con rất xấu hổ khi không đãi họ".

Người mẹ rất khó chịu, con gái bà bị "lợi dụng" nhưng vẫn coi họ là bạn tốt, không biết phải làm thế nào để giải thích cho con hiểu.

Sự hồn nhiên, tốt bụng của một đứa trẻ đều là những đức tính tốt. Tuy nhiên, khi một đứa trẻ bước vào xã hội nếu còn đơn giản như vậy sẽ bị lừa gạt, lợi dụng về cả vật chất và tình cảm. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên nuôi dạy con cái quá đơn giản.

Nếu trẻ bộc lộ những hành vi quá ngây thơ này, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ nhiều hơn:

① Trẻ em đặc biệt nhiệt tình, bất kể có làm được hay không

Giúp đỡ là một đức tính tốt, nhưng nhiệt tình quá cũng là biểu hiện của sự ngây thơ. Trẻ hoàn toàn không quan tâm đến việc được hay mất của mình, bất kể có làm được hay không, chúng luôn cố gắng hết sức.

Ép buộc bản thân trở thành người tốt và làm những việc bạn không giỏi chỉ làm tăng áp lực, chiếm nhiều năng lượng và thời gian, thậm chí còn gây tác dụng phụ. Hãy dạy con, mỗi giai đoạn của cuộc sống, hãy cứ làm những gì phù hợp với khả năng, khiến mình cảm thấy thoải mái nhất.

② Trẻ em thích kết bạn nhưng thiếu đề phòng

Có một số trẻ em là người dễ kết bạn, chỉ cần gặp một hai lần là có thể trở thành bạn tốt và đối xử bằng cả tấm lòng với người khác. Bất kể tính cách của người kia là gì, trẻ cũng nói cho họ biết tất cả sự riêng tư của mình.

Với người thông minh, việc giao tiếp cần lộ trình để tiến triển dần dần, chỉ khi tới một mức độ nhất định mới có thể tiến tới mức sâu sắc hơn. Bởi vậy, nếu chỉ chào hỏi vài câu mà trút hết nỗi lòng sẽ không kéo gần hơn được tình cảm mà lại khiến đối phương cảm thấy phản cảm. Nhà văn nổi tiếng người Mỹ Kahlil Gibran từng nói: "Nhiệt tình, khi thêm chữ "quá" sẽ trở thành ngọn lửa tự thiêu".

③ Trẻ em quá dễ tin vào lời nói của người khác

Một số trẻ coi trọng lời nói của người khác và rất quan tâm đến đánh giá của người xung quanh về mình. Thường xuyên bị tổn thương bởi lời nói của người khác cũng là dấu hiệu của một tâm hồn quá đơn giản.

Cha mẹ cần làm gì?

Là cha mẹ, chúng ta đều mong muốn nuôi dạy con mình trở nên ưu tú, nhưng nếu con quá ngây thơ sẽ dễ bị lừa dối và tổn thương… Vì vậy, cha mẹ nên hướng dẫn con những khía cạnh sau:

Đầu tiên, hãy dạy trẻ những gì nên nói và không nên nói

Trẻ phải học cách giao tiếp với người khác, nhưng cách giao tiếp đúng đắn là nên biết cái gì cần nói, cái gì không. Đặc biệt với những người không phải là thành viên trong gia đình, đừng kể quá nhiều bí mật với người bạn không biết rõ: Những chuyện vụn vặt trong gia đình, mâu thuẫn giữa các thành viên, tình hình tài chính, những dự định tương lai,...

Ngoài ra, hãy cố gắng đừng bình luận quá nhiều về người khác. Nói xấu sau lưng người khác là một thói quen không tốt.

Thứ hai, hướng dẫn trẻ học cách kiểm soát cảm xúc của mình

Có một câu nói cổ rằng "cảm xúc và sự tức giận không thể hiện bằng màu sắc". Điều đó có nghĩa là những người có suy nghĩ sâu sắc sẽ không bao giờ thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt. Chúng ta nên dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc, đừng thể hiện vui, buồn, thích, không thích một người nào đó trên khuôn mặt... Trẻ trở thành người ổn định về mặt cảm xúc sẽ giảm thiểu khả năng bị người khác làm tổn thương.

Thứ ba, lòng tốt phải đặt đúng chỗ

Người đối tốt với người là chuyện đương nhiên, nhưng nếu lòng tốt đặt không đúng chỗ, chẳng khác nào làm chuyện có lỗi với bản thân. Đừng để lòng tốt bị lợi dụng. Lương thiện nên đi cùng với lý trí để biết khi nào nên làm người tốt và tốt với ai. Nếu lòng tốt mà không đi kèm lý trí, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy, lương thiện phải có đầu óc và giữ lại lòng tự tôn cho chính mình.