Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe thấy những câu như: "Đứa trẻ này có 2 xoáy tóc, lớn lên sẽ thông minh lắm đây"; "2 xoáy tóc là học giỏi lắm này, lớn lên bố mẹ được nhờ";... Nhưng thực sự, xoáy tóc trên đầu có liên quan gì đến trí thông minh của một người hay không?
Đầu tiên cần hiểu, xoáy tóc là gì? Xoáy tóc là phần tóc trên đỉnh đầu xoáy thành một trung tâm. Thông thường mỗi người chỉ có 1 xoáy và thuận chiều kim đồng hồ. Nhưng cũng có những người "đột biến" có 2-3 xoáy, hoặc xoáy trước trán hay xoáy ngược chiều kim đồng hồ.
Thời gian trước, 200 sinh viên từ các trường đại học hàng đầu của Mỹ đã tham gia một cuộc khảo sát. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng 110 sinh viên có xoáy tóc, trong đó 43 em có xoáy trái, 41 em có xoáy phải, 4 em có xoáy đôi và 2 em có nhiều xoáy tóc.
Nếu cả cha và mẹ đều có từ 2 xoáy tóc trở lên thì số lượng xoáy tóc của con họ thường vào khoảng 3 đến 4. Nói chung, đặc điểm thể chất của một đứa trẻ phụ thuộc vào sự di truyền của cha mẹ. Số lượng xoáy tóc ở trẻ do gen của mẹ quyết định 81% và 19% do gen của cha.
Theo các chuyên gia, số lượng và hình dáng các vòng xoáy tóc của trẻ không liên quan gì đến tính cách hay chỉ số IQ sau này. Số xoáy tóc của trẻ là hoàn toàn ngẫu nhiên, không có bất kỳ sự tuyệt đối hay điều gì đặc biệt.
Tính cách và chỉ số IQ của một đứa trẻ có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như môi trường phát triển, trình độ học vấn,... Theo đó, có 5 yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ mà cha mẹ cần chú ý:
1. Tình trạng sức khỏe thể chất của cha mẹ
Sức khỏe của cha mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt là về mặt tâm lý, sức khỏe tinh thần. Cảm xúc của cha mẹ sẽ luôn ảnh hưởng đến trạng thái của trẻ, Nếu được nuôi dưỡng trong một môi trường tích cực, trẻ lớn lên có xu hướng lạc quan, thông minh hơn.
2. Tập thể dục
Trẻ em thích thể thao nhìn chung có trí thông minh không thấp, bởi trong quá trình chơi thể thao, trẻ có thể tập trung hơn, tư duy tích cực hơn. Cha mẹ có thể đưa con đi tập thêm các bộ môn như aerobic, bơi lội, chạy bộ, nhảy dây, leo núi,… Những hoạt động này vừa tốt cho sức khoẻ thể chất, vừa tốt cho sức khoẻ tinh thần của con.
3. Cha mẹ thường xuyên giao tiếp với con
Để trí tuệ của con có thể phát triển đến một mức độ nhất định, một số cha mẹ lên lịch nhiều môn học cho con từ khi còn nhỏ, khiến con lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, áp lực. Một số thì bắt con học thật nhiều từ vựng mới. Tuy nhiên, các dữ liệu nghiên cứu cho thấy không phải lượng từ vựng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ mà là cách cha mẹ giao tiếp với con cái.
4. Con có ngủ đủ giấc không
Theo phân tích dữ liệu về sự phát triển trí tuệ của con người trong khi ngủ và khi thức, tốc độ phát triển trí não của trẻ khi ngủ sâu nhanh hơn khoảng 50% so với khi thức.
5. Tuổi kết hôn và sinh con
Theo một cuộc khảo sát, các chuyên gia nhận thấy: Trẻ được mẹ sinh ra trước 23 tuổi có chỉ số IQ xấp xỉ 103, sau 28 tuổi có thể cao tới 109, ở tuổi 29 chỉ số thấp hơn 105. Vì vậy, một số chuyên gia đã khuyến nghị nên sinh con trong độ tuổi từ 24 đến 29.