Cha mẹ nào cũng rất quan tâm lo lắng cho con cái, nhất là khi các con đi học thì nỗi lo này lại càng trở nên lớn hơn. Sợ con không được chăm sóc đầy đủ, sợ con bị bắt nạt, bị đánh đập... đủ loại lo lắng vì không thể để ý đến con mọi lúc mọi nơi.
Nhưng dù vậy, các bậc phụ huynh vẫn phải hiểu rằng: Khi chúng ta cho con đến trường là thể hiện sự tin tưởng đối với giáo viên. Nếu không thể yên tâm tốt nhất là giữ con ở nhà chứ không nên trút mọi gánh nặng lên vai người khác.
Xuân Xuân là một đứa trẻ rất nghịch ngợm. Một hôm Xuân Xuân đi học về, vừa bước vào nhà đã bật khóc. Điều này khiến mẹ của bé rất xót xa và nhận ra có điều gì bất thường bởi con không phải là người hay khóc nhè, nhõng nhẽo.
Cô vội hỏi: Có chuyện gì vậy con?
Đứa bé nức nở kể: Cô giáo tát con và bảo con vào nhà vệ sinh ăn cơm.
Nhìn thấy con khóc to hơn khi nói chuyện, mẹ của Xuân Xuân vô cùng tức giận. Vừa an ủi con, cô vừa nói với đứa trẻ rằng ngày mai nhất định sẽ gặp cô giáo hỏi cho ra nhẽ.
Bà mẹ cho rằng, mình sẵn sàng trả rất nhiều tiền học phí mỗi năm cho nhà trẻ vì tin tưởng vào giáo viên và hy vọng rằng con mình có thể được học hành tốt hơn chứ không phải để bị đánh đập hay bắt nạt.
Ngày thứ hai, người này đưa con đến trường mầm non, đập cửa phòng giáo viên và tát cô giáo. Ban đầu cô giáo hơi bối rối, không biết chuyện gì đã xảy ra và không hiểu tại sao phụ huynh lại làm vậy. Mẹ Xuân Xuân còn tưởng rằng cô giáo sẽ tự xin lỗi mình nhưng không ngờ khi nói lý do thì cô giáo càng bức xúc hơn.
Cô giáo nói với đứa trẻ: Cô không cho con ăn trong nhà vệ sinh, đánh con cũng không, đồng thời đưa mẹ Xuân Xuân vào phòng bảo vệ để kiểm tra camera giám sát nhà trẻ hôm đó. Trong camera, rõ ràng giờ cơm đứa trẻ vẫn ngồi ăn cùng bạn bè.
Mẹ Xuân Xuân cảm thấy rất xấu hổ sau khi biết sự thật, sau khi tìm hiểu, cô mới biết đứa trẻ chỉ không muốn đi học mẫu giáo và nói dối. Hiệu trưởng trường mầm non yêu cầu bà mẹ xin lỗi giáo viên, đồng thời trả hồ sơ và cho đứa trẻ nghỉ học.
Khi phát hiện con thích nói dối, cha mẹ nên giúp con sửa chữa như thế nào?
Người ta hay bảo: Ra đường hỏi già về nhà hỏi trẻ. Thế nhưng nhiều trẻ em có thói quen nói dối, do ảnh hưởng bởi môi trường hoặc vì mong muốn đạt được mục đích nào đó mà không biết hậu quả sẽ như thế nào.
Trẻ con nói dối có thể không có ý xấu, nhưng nếu mẹ không sửa sai, khi lớn lên chúng sẽ hình thành một giá trị sai lầm, thậm chí có thể đi sai đường vì tật nói dối.
Khi lần đầu tiên phát hiện con mình nói dối, cha mẹ nên phân tích cho trẻ biết đây là hành động sai trái và hậu quả của việc nói dối để trẻ rút ra bài học. Khi trẻ thừa nhận lỗi của mình, cha mẹ cũng nên khen ngợi tinh thần nói thật của trẻ, chỉ bằng cách này, trẻ mới biết điều gì là đúng. Đồng thời giữa phụ huynh và con sẽ cùng thống nhất hình thức phạt để trẻ ghi nhớ không tái phạm lần sau.
Đừng quên thường xuyên trao đổi và nói chuyện với con để giúp trẻ mở lòng, không e ngại ba mẹ. Thời điểm trẻ không còn sợ sẽ luôn nói thật suy nghĩ của mình.
Khi giải quyết các vấn đề của trẻ, cha mẹ phải bình tĩnh tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra trước khi có những hành động phù hợp tiếp theo, đừng chỉ tin lời nói một chiều của con, nếu không sẽ hại con và còn có thể gây hại cho người khác.
Chẳng hạn cô giáo nói trên không làm gì sai nhưng bất ngờ bị phụ huynh tát, nguyên nhân là do cháu bé nói dối. Cô thậm chí không có cơ hội giải thích và được lắng nghe, tất cả do sự nóng giận thiếu kiểm soát của phụ huynh. Còn cháu bé, cháu sẽ nghĩ gì và cảm thấy thế nào khi tận mắt chứng kiến cảnh mẹ mình tát cô giáo? Điều này tương đương với việc bố mẹ gián tiếp nêu gương xấu cho trẻ em.