Làn da của bạn ẩn chứa nhiều thông tin hơn những gì bạn vẫn tưởng. Trong nhiều trường hợp, những biểu hiện trên da giúp bạn chẩn đoán, phát hiện những chứng bệnh nguy hiểm chính xác. Một số thông tin sau sẽ giúp bạn giải mã những bí ẩn trên làn da bạn:
Nốt ruồi
Đây là hình thức tổn thương phổ biến nhất của da. Tiến sĩ Buadai Keiln từ Đại học Y khoa Huba (Thụy Điển) cho hay, nốt ruồi được hình thành bởi các cụm tế bào biểu bì hắc tố - bộ phận đảm nhiệm chu trình sản sinh tế bào của cơ thể. Không như màu da gốc, nốt ruồi có thể màu nâu, đen, hồng hay thậm chí xanh trong trường hợp tế bào biểu bì hắc tố nằm sâu bên dưới bề mặt da. Phần lớn nốt ruồi có bề mặt phẳng nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ trồi lên bề mặt da.
Trong khi phần lớn những nốt ruồi xuất hiện từ khi mới sinh, một số khác lại được hình thành trong giai đoạn phát triển của cơ thể. Thông thường, chúng lớn dần theo năm và chậm chạp biến mất sau khi bạn 40 tuổi. Số lượng nốt ruồi trên cơ thể một phần ảnh hưởng bởi gen di truyền và môi trường sống. Theo các chuyên gia y khoa tại Học viện Y khoa và Sức khỏe xã hội (Pháp), tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ làm gia tăng đáng kể số lượng nốt ruồi.
Nốt ruồi không gây hại cho cơ thể nhưng có đến 25% khối u ác tính được hình thành từ nốt ruồi. Khi đó, hình dạng và màu sắc khu vực sẽ có những thay đổi đáng kể. Tư vấn các chuyên gia y khoa khi phát hiện những biểu hiện bất thường sẽ giúp bạn phòng tránh rủi ro sau này. Việc kiểm tra khá đơn giản, chỉ cần sử dụng kính hiển vi để theo dõi sắc tố biểu bì tại khu vực đó. Nếu những thương tổn không đều, mang nhiều màu sắc và sở hữu những dấu hiệu của một khối u ác tính, các chuyên gia y khoa sẽ yêu cầu bạn tiến hành thêm một vài xét nghiệm khác.
Những nốt ruồi xuất hiện một cách dày đặc cũng đánh dấu nguy cơ ung thư ác tính cao. Darcy Layan, giáo sư kiêm nhà nghiên cứu tại trung tâm Y khoa Los Angeles (Mỹ), đề xuất những người với tình trạng cơ địa như vậy nên kiểm tra sức khỏe đều đặn tại các cơ sở y khoa để đề phòng những tình huống xấu nhất.
Chứng dày sừng da (Seborrhoeic keratoses)
Dày sừng da là một dạng ung thư lành tính. Đây được xem là một biểu hiện của quá trình lão hóa thông thường. Hiện tượng này thường xuất hiện ở độ tuổi 30-40. Ở độ tuổi 60, có đến 90% số người mắc dày sừng. Những mảng da xấu xí này có thể xuất hiện đột ngột ngay sau khi bạn bị cháy nắng, một khu vực viêm da hoặc không hề có biểu hiện gì báo trước.
Giáo sư Laura Anbel, nhà dịch tễ học tại Đại học Masachuset (Mỹ) cho hay, nếu những khu vực mắc dày sừng xuất hiện đột ngột và dày đặc, rất có thể đây là dấu hiệu của ung thư. Tuy vậy, những trường hợp ung thư biểu mô tế bào phát sinh từ dày sừng rất hiếm xảy ra. Thông thường, hội chứng này khá lành tính và chỉ tăng diện tích vùng da ảnh hưởng theo năm.
Vùng da chịu ảnh hưởng của chứng dày sừng có thể bằng phẳng hoặc nổi sần sùi. Hình dạng bên ngoài cũng có thể biến đổi và màu sắc trải từ vàng nhạt đến đen. Trong trường hợp nghi ngờ ung thư da, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy sinh thiết để tiến hành xét nghiệm.
Hội chứng này có thể gây khó chịu nếu xuất hiện tại những nơi tiếp xúc và cọ xát nhiều với quần áo. Các chuyên gia y khoa cũng cho hay, một vài biện pháp hiện đại như đốt laze, sử dụng xạ trị có thể giải quyết vấn đề này.
U nang
Kelga Franco, giảng viên khoa Y tại Đại học Maltibu (Anh) cho biết: U nang là dạng tổn thương nang gây ra bởi keratin - chất cấu tạo các lớp da cơ thể. Dù sở hữu đặc tính cứng hay mềm, những u nang này đều lành tính. Khoảng 20% những người có u nang sẽ phải sống chung với chúng như một chứng bệnh mãn tính.
Đôi khi u nang được hình thành bởi những tế bào tổn thương kẹt lại trong da. Những tế bào da chết không được thải ra ngoài mà tích tụ bên dưới lớp da tạo nên u nang. Một vài loại u nang được hình thành khi tế bào biểu bì vốn nằm trên bề mặt da lại xuất hiện dưới lớp hạ bì sâu hơn và gây ra hiện tượng phồng lớn. Trong khi đó, u nang lông lại xuất hiện khi những ống mồ hôi và tuyến nhầy bị tắc nghẽn khiến chất lỏng tích tụ dưới da. Nang hạch hình thành do các chất lỏng bị rò rỉ và chui vào một nang dưới da tạo nên sưng cục. Tùy vào cơ địa và gen di truyền, tỉ lệ mắc u nang của mỗi người mỗi khác.
U nang có thể chứa các loại mủ hoặc dịch tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Cố gắng rút dịch, mủ khỏi u nang không đúng cách có thể khiến bạn bị nhiễm trùng. Theo các chuyên gia y khoa tại Viện nghiên cứu Ung bướu Hà Lan, cách phổ biến nhất để loại bỏ một khối u nang là phẫu thuật cắt bỏ. Nếu chỉ rút hết chất lỏng trong khối u, chúng sẽ dễ dàng tự làm đầy lại và mọi công sức của bạn trở nên vô ích. Tuy vậy, tiến sĩ Doclta Duilcan công tác tại Viện Ung bướu và Sức khỏe con người (Mỹ) cho hay: “Quy trình này không đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Một bác sĩ da liễu có thể loại bỏ u nang bằng cách gây tê cục bộ.”
U máu gan
Rối loạn tuần hoàn máu tại gan cũng gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến da. Đây là một hội chứng lành tính, không gây đau và tổn thương da, thường có biểu hiện là những cục u cứng. Tùy vào địa điểm xuất hiện, những khối u cứng trên bề mặt da có thể có màu đỏ, tím hoặc thậm chí xanh sậm. Thông thường biểu hiện của bệnh đa dạng và cần xét nghiệm cụ thể để nhận biết chính xác loại u.
Tiến sĩ Alamas Hara, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Huyết học Trung ương Pháp cho biết, việc những khối u này xuất hiện đột ngột và dày đặc có thể là dấu hiệu của rối loạn estrogen mà nguyên nhân sâu xa là suy giảm chức năng gan. Ông cũng cho biết, ngoài các biện pháp cải thiện chức năng gan để xử lý triệt để, một vài thủ thuật như đốt nitơ lỏng hay dùng xung điện, tia laze cắt bỏ có thể được áp dụng để xử lý những cục u trên da.
Tiến sĩ Alamas Hara, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Huyết học Trung ương Pháp cho biết, việc những khối u này xuất hiện đột ngột và dày đặc có thể là dấu hiệu của rối loạn estrogen mà nguyên nhân sâu xa là suy giảm chức năng gan. Ông cũng cho biết, ngoài các biện pháp cải thiện chức năng gan để xử lý triệt để, một vài thủ thuật như đốt nitơ lỏng hay dùng xung điện, tia laze cắt bỏ có thể được áp dụng để xử lý những cục u trên da.
U da lành tính
U da lành tính là những nốt cứng nhỏ, đôi khi bị nhầm bởi vết côn trùng đốt. Trên thực tế, một vài khối u da lành tính có nguồn gốc từ việc côn trùng đốt. Những nốt này thường có đường kính nhỏ hơn 1cm và bề mặt khá cứng. Nếu ấn xuống, bạn sẽ tạo được một vệt lõm tương đối. Màu sắc của khu vực này dao động từ hồng, nâu nhạt cho đến đen sậm.
Giáo sư Abraham Nicolas, nhà nghiên cứu đồng thời là tác giả cuốn sách “Sức khỏe con người qua màu da” cho biết: Hiện tượng u da lành tính gây ra bởi sự gia tăng các tế bào lành tính dạng sợi trong mô liên kết. Hệ thống miễn dịch đôi khi nhầm tưởng chúng là nhân tố có hại và cố gắng đào thải ra ngoài gây ra hiện tượng trên.
Do xuất hiện ngoài da nên tuy vô hại nhưng những ảnh hưởng của hiện tượng này vẫn gây phiền phức với không ít người. Bên cạnh đó, những trường hợp các hắc tố và mô ung thư phát triển bên trong khối u này cũng mang lại không ít nguy hiểm cho người mắc. Các chuyên gia y khoa đề xuất cắt bỏ những khối u này ngay khi những hiện tượng bất thường xảy ra.
(Nguồn: Webmd, healthline, smh)