Không giống như các bệnh nhiễm virus khác như cảm lạnh, cúm là bệnh phổ biến tại mọi thời điểm trong năm và nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc trời quá lạnh thì nguy cơ bị bệnh càng cao hơn.
Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh cúm bao gồm: Sốt, đau cơ thể/ớn lạnh, đau họng, nhức đầu và ho. Bác sĩ Mohamad Fakih, giám đốc Y khoa cao cấp tại đại học St. John Hospital cho biết những triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và có thể nghiêm trọng.
Nếu như không biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời, bệnh cúm hoàn toàn có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là với một số đối tượng dễ bị cúm như trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Khi bị cúm dùng kháng sinh có tốt hay không?
Khi bị cúm, bạn nghĩ rằng uống kháng sinh sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cúm nhưng sự thật là kháng sinh sẽ làm cho cơ thể bạn trở nên mệt mỏi hơn. Thứ nhất, thuốc kháng sinh chỉ hoạt động chống lại sự nhiễm trùng của vi khuẩn, trong khi đó cúm là một virus. Thứ hai, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này thực sự là không cần thiết vì một trong những lý do về sức đề kháng kháng sinh như hiện nay là vấn đề nguy hiểm.
Bạn cần phải biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân để hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm cúm. Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm cúm bằng những cách vô cùng đơn giản như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Tiến sĩ Fakih nói: "Bạn có thể bị cúm khi bạn bắt tay với ai đó hoặc ai đó ho vào bạn. Tay của bạn chính là tác nhân gián tiếp khiến bạn nhanh nhiễm cúm hơn bởi vì bạn khó có thể nhận ra được vi khuẩn đang bám dính ở trên tay. Chính vì vậy mà việc rửa tay trước khi ăn hay đưa tay lên che mặt là điều vô cùng quan trọng”.
Dưới đây là những điều bạn cần biết để có các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả.
Tiêm vaccine
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả trẻ trên 6 tháng tuổi cần phải tiêm chủng ngừa cúm. Tiến sĩ Fakih nói:"Việc tiêm vaccine ngừa cúm không chỉ để bảo vệ bạn mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả những người xung quanh bạn, đặc biệt là những người có nguy cơ dễ bị lây bệnh như phụ nữ lớn tuổi hay phụ nữ mang thai.
Thêm nữa, đầu thu đông là thời điểm mà mọi người dễ mắc cúm nhưng bệnh có chiều hướng xảy ra phổ biến hơn vào tháng 12 hoặc tháng Giêng. Chính vì vậy mà việc tiêm phòng cúm vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng thời gian này đều là điều vô cùng cần thiết” Tốt hơn hết, bạn nên tiêm ngừa cúm trước khi mùa cúm xảy ra mỗi năm, nhưng cũng không bao giờ là quá muộn nếu tiêm ngừa trong khi mùa cúm đang xảy ra.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn vẫn có khả năng bị nhiễm cúm kể cả khi bạn đã từng tiêm vaccine, đó là sự thật. Vaccine không đảm bảo được 100% sức khỏe của bạn. Theo CDC, thực tế, năm 2016, vaccine chỉ đạt hiệu quả 48%. Tuy nhiên, bác sĩ Fakih nói: "Trong trường hợp bạn đã tiêm chủng ngừa nhưng bạn vẫn bị nhiễm cúm thì chủng ngừa sẽ có tác dụng làm giảm mức độ của tình trạng bệnh".
Tập thể dục cũng là một cách để phòng ngừa cúm
Theo một báo cáo nghiên cứu vào năm 2012 trong Annals of Family Medicine (Biên niên sử về Y học Gia đình), một nhóm người đã tham gia vào chương trình luyện tập thể dục ở cường độ trung bình kéo dài 8 tuần, kết quả là họ chỉ mất 32 ngày phải nghỉ làm việc do bệnh tật so với nhóm không tham gia chương trình này thì phải nghỉ ốm mất 67 ngày.
Hạn chế ra khỏi nhà khi bị cúm
Nếu bạn là con người của công việc thì điều này nghe có vẻ bạn sẽ khó mà thực hiện được. Nhưng nếu bạn muốn nhanh chóng khỏi cúm thì thực sự là bạn nên ở trong nhà. Ở trong nhà không những sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ bạn bị nhiễm bệnh nặng hơn mà còn giảm nguy cơ lây lan bệnh cúm của bạn tới những người xung quanh.
Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và không lạm dụng thuốc
Khi có dấu hiệu bị cúm, bạn nên dành thời gian cho bản thân được nghỉ ngơi hợp lý để tránh kiệt quệ thêm. Nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp với ăn thực phẩm mềm, uống nhiều nước... sẽ nhanh chóng giảm nhẹ tình trạng bệnh, tạo điều kiện để cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng các loại thuốc khi có triệu chứng của cúm. Rất nhiều người bị ho trong thời gian bị cúm. Thực chất, ho là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp. Nếu ho trong 3 ngày không kèm các triệu chứng như: đờm, máu mủ, khó thở, tức ngực, không sốt thì chỉ nên dùng thuốc bổ phế Nam Hà chớ nên lạm dụng kháng sinh. Đa phần các cơn ho đều bắt nguồn từ sự tổn thương của phế phổi. Vì thế khi bị ho cần những loại thảo dược bồi bổ phế phổi để điều trị từ gốc rễ của bệnh.
Thuốc ho bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ thích hợp dùng cho mọi thành viên trong gia đình.